Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh

 

Trong quá trình kinh doanh, để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế, chiến lược phát triển mà doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh. Để đảm bảo tuân thủ luật pháp và hoạt động một cách hiệu quả, việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh là điều cần thiết. Sau đây, Siglaw xin giới thiệu các hồ sơ, thủ tục cần thiết để doanh nghiệp thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.

Các trường hợp cần thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào Điều 62, Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh sẽ được thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý;
  • Thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc thay đổi vị trí người đứng đầu chi nhánh và địa điểm kinh doanh đó.
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh

Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh

Đầu tiên, để thực hiện thủ tục này, công ty cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu Phụ lục II-9, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư thì nộp thêm: Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu là doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp theo mẫu tại Phụ lục II-15 Thông tư 01/2021-TT-BKHĐT; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh.
  • Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh và bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người được uỷ quyền.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thay-doi-noi-dung-dang-ky-hoat-dong-chi-nhanh.html

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

 

Trong bối cảnh sự toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần trở thành một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp không chỉ mở rộng quy mô mà còn tận dụng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thủ tục thành lập chi nhánh không phải là quá trình đơn giản, đòi hỏi sự nắm vững về các quy định pháp luật cũng như khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng. Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw khám phá quy trình cụ thể và các thành phần hồ sơ cần chuẩn cần chuẩn khi thực hiện quá trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần. 

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ khi tiến thành thành lập chi nhánh công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau:

  • Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  • Bản sao nghị quyết và bản sao biên bản họp của của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh đó
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân của người đứng đầu chi nhánh được chứng thực
  • Văn bản ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện trong trường hợp Công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục này.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Quy trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị Bộ hồ sơ đầy đủ như đã nêu ở trên để tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh – SKHĐT hoặc tại Ban quản lý KCN nơi chi nhánh đặt địa điểm

Bước 2: Đối với trường hợp lập chi nhánh thuộc thẩm quyền Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Công ty truy cập https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/ và tiến hành nộp hồ sơ online để thuận tiện nhất hoặc nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – SKHĐT nơi chi nhánh đặt địa điểm. Trường hợp thành lập chi nhánh thuộc thẩm quyền Ban quản lý KCN thì Công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp cho Ban quản lý KCN đó. 

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 4: Sau 3-5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo kết quả bằng văn bản cho doanh nghiệp.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thu-tuc-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-phan.html

Thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

 

Việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là một quyết định mang tính chiến lược và có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ quy định của pháp luật. Trước khi tiến hành thủ tục thành lập, các nhà đầu tư cần tìm hiểu về quy trình, điều kiện và các giấy tờ cần thiết để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và đúng quy định.Và sau đây, Siglaw xin giới thiệu tới ưu, nhược điểm của thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và hồ sơ, thủ tục để thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài.

Ưu điểm và nhược điểm của thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Ưu điểm

Một trong những lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là tiếp cận vào thị trường tiêu thụ rộng lớn. Với dân số trẻ, độ tuổi lao động cao, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các ngành công nghiệp như sản xuất, dịch vụ, du lịch và bất động sản. Sự phát triển của kinh tế Việt Nam cũng đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận và khai thác tiềm năng của thị trường này.

Việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng mang lại lợi ích về mặt thuế. Theo Luật Đầu tư Nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ được miễn hoặc giảm thuế trong một số trường hợp nhất định. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam còn giúp tạo ra việc làm cho người lao động địa phương. Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thường có xu hướng tuyển dụng nguồn lao động địa phương để giảm chi phí và tận dụng nguồn nhân lực địa phương. Điều này góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Nhược điểm

Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức và rủi ro. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ hiểu rõ về quy định pháp luật, văn hóa kinh doanh và thị trường của Việt Nam để có thể hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Công ty 100% vốn nước ngoài được chỉ được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • công ty 100% vốn nước ngoài đã hoạt động được ít nhất 05 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty 100% vốn nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đố phải còn ít nhất là 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc công ty 100% vốn nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì việc thành lập chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty 100% vốn nước ngoài chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của công ty 100% vốn nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Văn bản của công ty 100% vốn nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bảo sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi công ty 100% vốn nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của công ty 100% vốn nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
  • Tài liệu vè địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh gồm: bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thoả thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh công ty 100% vốn nước ngoài có quyền thuê, khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở chi nhánh; bản soa tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh cụ thể: chi nhánh của công ty 100% vốn nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Lưu ý: tất cả tài liệu, giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng việt và có công chứng. Đối với tài liệu được cấp ở nước ngoài, phả được hợp pháp hoá thông qua lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia đó.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công ty 100% vốn nước ngoài nộp hồ sơ đến Bộ Công thương. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung hò sơ đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công thương sẽ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-100-von-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html

Thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam

 

Chi nhánh của doanh nghiệp kế toán quốc tế tại Việt Nam là một cơ sở phụ thuộc của tổ chức này, được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nước ta hoặc theo các hiệp định quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy điều kiện để thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hồ sơ thủ tục ra sao? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này

Vai trò của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh. Các nhiệm vụ và ảnh hưởng của kế toán doanh nghiệp có thể được mô tả như sau:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và phát triển theo hướng chủ động và hợp pháp, bằng cách cung cấp đo lường, phân tích và hướng dẫn về việc tăng cường lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh của công ty.
  • Thông qua phân tích dữ liệu tài chính, kế toán doanh nghiệp thể hiện tình hình tài chính hiện tại của công ty dựa trên quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Điều này giúp quản lý có cái nhìn chi tiết và dự báo hướng đi cho tương lai.
  • Nếu công tác kế toán được thực hiện chính xác, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro gian lận, đảm bảo tính pháp lý, minh bạch và xây dựng sự tin tưởng từ phía đối tác kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không có đội ngũ kế toán riêng, việc sử dụng dịch vụ kế toán từ các công ty chuyên nghiệp là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, việc chọn đối tác phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu và chọn lựa các công ty uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả, hợp pháp và tiết kiệm thời gian nhất.
  • Một trong những lợi ích quan trọng của kế toán doanh nghiệp là giúp duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Các báo cáo tài chính chính xác và minh bạch tạo ra niềm tin từ phía khách hàng vào khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam
  • Đã hoạt động ít nhất 05 năm tính từ ngày đăng ký hoặc thành lập.
  • Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương có quy định về thời hạn hoạt động, thời hạn này phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Nội dung hoạt động của chi nhánh cần phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các hiệp định quốc tế và phải khớp với ngành nghề kinh doanh của công ty tại nước ngoài.
  • Công ty cung cấp dịch vụ kế toán từ nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động kế toán theo quy định của pháp luật của quốc gia nơi mà công ty có trụ sở chính;
  • Đề xuất điều kiện tối thiểu hai kế toán viên hành nghề, trong đó bao gồm giám đốc hoặc tổng giám đốc của chi nhánh;
  • Người đứng đầu chi nhánh, có chức vụ là giám đốc hoặc tổng giám đốc, không được phép đồng thời giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành các doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
  • Công ty kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải trình Bộ Tài chính một văn bản cam kết chịu trách nhiệm đầy đủ về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-ke-toan-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html

Quy định về tên chi nhánh công ty

 

Khi thành lập chi nhánh công ty tại Việt Nam, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề khác nhau. Một trong số đó, việc đặt tên cho chi nhánh của công ty cũng cần phải được thực hiện theo các tiêu chí mà pháp luật quy định. Vậy đối với chi nhánh của công ty, có những lưu ý gì khi đặt tên chi nhánh, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Chi nhánh công ty là gì? Đặc điểm của chi nhánh công ty?

Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh là một tổ chức liên quan đến doanh nghiệp chính, có trách nhiệm thực hiện một hoặc vài phần của các chức năng toàn bộ của doanh nghiệp, kể cả việc đại diện theo ủy quyền. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực và ngành nghề của doanh nghiệp gốc.

Chi nhánh công ty có những đặc điểm sau:

Sự phụ thuộc: Chi nhánh, mặc dù là một tổ chức phụ thuộc vào trụ sở chính, được hợp pháp hóa và sở hữu con dấu cũng như tài khoản riêng, nhưng vẫn không độc lập hoàn toàn về tài sản. Loại hình doanh nghiệp này phải thực hiện các quan hệ pháp luật dưới danh nghĩa của trụ sở chính thay vì tự mình thực hiện. Do đó, có thể xác nhận rằng chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc và không có đặc tính pháp nhân.

Chức năng và hoạt động của chi nhánh tương tự như một công ty thu nhỏ, chịu trách nhiệm thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp.

Sự mở rộng: Doanh nghiệp được quyền mở chi nhánh cả trong và ngoài nước, có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại các địa phương thuộc quyền hành chính.

Ngành nghề của chi nhánh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp mẹ. Số ngành nghề đăng ký của chi nhánh có thể ít hơn hoặc bằng với số lượng ngành nghề của công ty, nhưng phải đúng với những ngành nghề đã đăng ký. Chi nhánh không được phép đăng ký các ngành nghề mà công ty chưa đăng ký.

Quy định về tên chi nhánh công ty
Quy định về tên chi nhánh công ty

Phân biệt, so sánh chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc?

Chi nhánh độc lậpChi nhánh phụ thuộc
Giống nhauQuản lý nhân sự được tổ chức bởi công ty mẹ.

Vốn kinh doanh là thuộc sở hữu của công ty mẹ.

Hiệu suất sản xuất kinh doanh của chi nhánh được tính sau khi thanh toán thuế và thuộc sở hữu của công ty.

Hoạt động của chi nhánh phải tuân theo chiến lược hoặc được ủy quyền từ công ty mẹ.

Việc khai báo thuế GTGT được thực hiện độc lập với công ty.

Khác nhauQuyết định chi phí tính thuế và thu nhập để tự chịu trách nhiệm.

Chịu trách nhiệm khai báo và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của công ty hay các chi nhánh khác.

Hạch toán đầy đủ sổ sách và báo cáo tài chính độc lập.

Phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập theo quy định của Luật kế toán.

Chuyển dữ liệu, chứng từ doanh thu và chi phí về công ty mẹ.

Công ty mẹ hợp nhất dữ liệu từ các chi nhánh khác nhau để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dữ liệu trong sổ sách của chi nhánh là một phần của sổ sách chung của công ty.

Bộ phận kế toán của công ty bao gồm cả bộ phận kế toán của các chi nhánh.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/quy-dinh-ve-ten-chi-nhanh-cong-ty.html

Thành lập doanh nghiệp có vốn Hoa Kỳ tại Long An

 

Đến nay, địa bản tỉnh Long An có 1.147 dự án với vốn đăng ký gần 13 tỷ USD. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chủ yếu là: Dệt may, da giày, công nghiệp chế biến thực ăn gia súc , gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm đồ uống; công nghiệp chế tạo,… Hầu hết các dự án FDI của tỉnh tập trung tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh như: Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức và thành phố Tân An.

Lý do các nhà đầu tư nước ngoài nên chọn tỉnh Long An để rót vốn đầu tư?

Long An có vị trí cửa ngõ duy nhất bằng đường bộ nối giữa TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bên cạnh đó, tỉnh Long An có đường biên giới giáp với Campuchia, có Khu kinh tế cửa khẩu Long An, trong đó có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, cửa khẩu phụ Long Khốt và quy hoạch nhiều khu chức năng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biên mậu.

Cùng với đó, tỉnh Long An cũng có lực lượng lao động trẻ với hơn 1 triệu người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 71%; môi trường đầu tư thông thoáng, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng Top 10 các tỉnh, thành phố có PCI tốt nhất năm 2022.

Để chuẩn bị đất sạch bố trí cho nhà đầu tư, tỉnh Long An đã đầu tư 34 khu công nghiệp (KCN) với diện tích trên 9.200ha. Trong đó 24 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất công nghiệp gần 4.300ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 65,2%. Toàn tỉnh cũng có 17 cụm công nghiệp đang hoạt động, 27 cụm công nghiệp đang xây dựng hạ tầng với tổng diện tích trên 2.100ha. Các cụm công nghiệp đang hoạt động đã thu hút được 688 dự án với tổng diện tích đất đã cho thuê hơn 800ha; tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động đạt 87,5%.

Bên cạnh đó, Long An còn tập trung hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng để cùng các nhà đầu tư khai thác các lợi thế và tiềm tiềm năng của tỉnh.

Thành lập doanh nghiệp có vốn Hoa Kỳ tại Long An
Thành lập doanh nghiệp có vốn Hoa Kỳ tại Long An

Cơ chế ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Phòng

Thuế TNDN ưu đãi 10% áp dụng trong thời hạn 15 năm đối với các dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và Khu kinh tế cửa khẩu Long An

Ưu đãi khi đầu tư vào các khu công nghiệp của Long An

Miễn thuế 02 năm, giảm 50% thuế xuất trong 04 năm khi đầu tư vào khu công nghiệp (áp dụng cho tất cả các KCN) trên địa bàn tỉnh Long An.

Miễn thuế 04 năm đầu, giảm 50% thuế xuất trong 09 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP

Ưu đãi khi đầu tư vào khu kinh tế của Long An

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm.

– Miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế xuất trong 09 năm tiếp theo.

Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân

Người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, có thu nhập từ việc làm, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% số thuế phải nộp.

Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng

Hàng hóa, dịch vụ trong khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuế GTGT 0% theo Quyết định 72/2013/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính.

Ưu đãi về thu tiền sử dụng đất

Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu làm mặt bằng sản xuất kinh doanh mà lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn Hoa Kỳ tại Long An

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư 

Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An.
Địa chỉ : Số 62 Trương Định, Phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An

SĐT: 0903141200

Nhà đầu tư có vốn Hoa Kỳ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các văn bản tại khoản 1 điều 33 Luật Đầu Tư 2020, gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu văn bản này được quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT);

Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

+ Đối với Nhà đầu tư Hoa Kỳ là cá nhân: Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; 

+ Đối với Nhà đầu tư Hoa Kỳ là tổ chức: Quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh/các giấy tờ tương đương;

Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư Hoa Kỳ, một trong các loại sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; 

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; 

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; 

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính.

Văn bản đề xuất dự án đầu tư (Nếu các nội dung sau:nhà đầu tư/hình thức chọn nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện,…tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, tác động đến môi trường.

Giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giấy tờ có Nội dung giải trình về công nghệ (Đối với dự án liên quan đến công nghệ)

Tài liệu khác (nếu có)

Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư: 15 ngày. Nếu không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư Hoa Kỳ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An

Địa chỉ: Số 64 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An

SĐT: 0934868880

Nhà đầu tư Hoa Kỳ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định) 

Điều lệ công ty;

Đối với Công ty TNHH, Nhà đầu tư nộp danh sách thành viên; Đối với Công ty cổ phần, Nhà đầu tư nộp danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu quy định);

Giấy tờ về tư cách pháp lý của người đại diện:

+ Nhà đầu tư là cá nhân: Hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân; 

+ Nhà đầu tư là tổ chức: quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương và văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp tại Việt Nam + Hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người đó;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (bản sao chứng thực);

Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh: 03 – 07 ngày. Nếu không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-hoa-ky-tai-long-an.html

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...