Điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với NĐT NN

Dịch vụ viễn thông là một ngành nghề đầu tư với tiềm năng lớn về lợi nhuận. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ về viễn thông của nước ta ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tập trung vào lĩnh vực đầu tư dịch vụ viễn thông. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông. Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn thông liên quan tới vấn đề an ninh và an toàn thông tin cho nên đây là một ngành nghề có điều kiện. Vậy nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng vào Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện sau theo quy định.

Điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng với NĐT NN

Điều kiện áp dụng ngành nghề đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng

  • Thư thoại (CPC 7523 **);
  • Thư điện tử (CPC 7523 **);
  • Chuyển đổi mã và giao thức;
  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC 7523**);
  • Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**);
  • Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**);
  • Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**);
  • Dịch vụ truy cập Internet (IAS): Các dịch vụ cung cấp truy nhập Internet cho các khách hàng đầu cuối.
Điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với NĐT NN
Điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với NĐT NN

Điều kiện đầu tư

WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA

WTO, VKFTA, VJEPA

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

  • Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65%.
  • Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định.

AFAS

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

  • Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%.
  • Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định.

EVFTA

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

  • Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65%. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp tăng lên 100%.
  • Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định. 05 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp tăng lên 65%.

CPTPP

Phụ lục NCM I-VN-7: Dịch vụ viễn thông

  • Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ không có hạ tầng mạng trừ khi thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 65%, hoặc 70% trong trường hợp mạng ảo riêng. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ các hạn chế về tỷ lệ góp vốn.
  • Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng ngoại trừ liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 51%. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ nâng hạn chế vốn góp của nước ngoài lên 65%.
  • Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép sở hữu đến 100% dung lượng truyền phát cáp quang biển cập bờ tại trạm cáp quang biển được cấp ở Việt Nam, và có thể bán dung lượng đó cho bất kỳ nhà mạng viễn thông được cấp phép nào ở Việt Nam, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam.

Phụ lục NCM II-VN-13: Dịch vụ viễn thông

Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các mạng và dịch vụ viễn thông phục vụ các tộc người thiểu số ở vùng nông thôn và hẻo lánh ở Việt Nam.

Điều kiện theo pháp luật Việt Nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
  • Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
  • Điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất; mạng viễn thông di động mặt đất; mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Căn cứ pháp lý đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với NĐT NN

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Viễn thông năm 2009;
  • Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs);
  • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS);
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với công ty luật Siglaw để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-kien-dau-tu-dich-vu-vien-thong-gia-tri-gia-tang-doi-voi-ndt-nn.html

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng

Giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng được hiểu là một văn bản xác nhận các thông tin mà nhà đầu tư đăng ký cho dự án đầu tư của mình ở TP Hải Phòng. Khi nhà đầu tư có mong muốn thay đổi một số nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư này thì nhà đầu tư đó cần phải làm thủ tục gọi là điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư  tại Hải Phòng và nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây để được xem xét và chấp thuận cho nhà đầu tư thay đổi các nội dung đó.

Các trường hợp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Như vậy, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện khi và chỉ khi nhà đầu tư có những hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư như: tăng vốn, giảm vốn, thay đổi thông tin, thay đổi thời gian, địa chỉ…. và những hoạt động đó làm thay đổi một số nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng

Điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư thuộc đối tượng phải xin chấp thuận góp vốn đầu tư thì phải có phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ hoặc UBND thành phố Hải Phòng;

Dự án đầu tư phải có sự thay đổi thực tế và những thay đổi đó thuộc vào một trong số các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại thành phố Hải Phòng;

Nhà đầu tư có các tài liệu chứng minh việc thay đổi các nội dung là hợp pháp;

Nhà đầu tư có hồ sơ đầy đủ theo quy định để thực hiện các thủ tục điều chỉnh.

Quy trình thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 

Nhà đầu tư hoặc người được uỷ quyền đại diện cho nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đúng, đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Nhà đầu tư hoặc người được uỷ quyền đại diện cho nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng (số 01 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thành phố Hải Phòng.

Hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Phòng

Thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư tại Hải Phòng

Hồ sơ bao gồm những tài liệu cụ thể sau:

(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư tại thành phố Hải Phòng;

(2) Tài liệu thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư.

-> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghịCơ quan đăng ký đầu tư thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có) tại thành phố Hải Phòng

Hồ sơ bao gồm những tài liệu cụ thể như sau:

(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư tại tại thành phố Hải Phòng;

(2) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời gian điều chỉnh;

(3) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

(4) Giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

-> Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

Thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Hồ sơ gồm:

(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư tại thành phố Hải Phòng; 

(2) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến lúc chuyển nhượng dự án;

(3) Hợp đồng chuyển nhượng dự án hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương;

(4) Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; 

(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có); 

(6) Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

(7) Bản sao một trong các tài liệu của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư để bảo lãnh và thuyết minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

-> Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án để điều chỉnh.

Bên cạnh đó, thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư mất thêm các bước và thời gian hơn so với dự án không thuộc đối tượng phải xin chủ trương đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-chinh-giay-chung-nhan-dau-tu-tai-hai-phong.html

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm

Quận Bắc Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía tây, với diện tích 45,24mvà dân số là 320.414 người. Kể từ khi thành lập, quận Bắc Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo thành phố cùng với sự giúp đỡ từ các sở, ban, ngành. Hiện nay tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quận vẫn đang phát triển ổn định qua các năm, vậy nên đây chính là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có mong mong muốn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội. Qua bài viết dưới đây, đội ngũ tư vấn của Công ty Luật Siglaw xin gửi tới Quý nhà đầu tư những thông tin về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài nên thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Quận Bắc Từ Liêm là một khu vực nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp tại đây. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm, phía Đông giáp các quận Cầu Giấy và Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức và Đan Phượng. Quận có nhiều tuyến đường giao thông lớn, quan trọng như tuyến đường Tây Thăng Long, đường từ đường vành đai 3,5 đến đường nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến KCN Nam Thăng Long. Việc di chuyển đến các quận trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy cũng không mất quá nhiều thời gian. Điều này tạo thuận lợi cho địa phương này phát triển giao thương, mở rộng mạng lưới hội nhập kinh doanh với các quận, huyện khác trong khu vực.

Với mục tiêu thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cải tạo vệ sinh môi trường, phát triển khu đô thị xanh, sinh thái gắn với bảo tồn văn hóa, di sản truyền thống… Bên cạnh đó cũng có những dự án phục vụ an sinh, phúc lợi xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân. 

Với mục tiêu từng bước trở thành một khu đô thị trung tâm mới, quận Bắc Từ Liêm khẳng định vị thế là một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm

Điều kiện thành lập công ty FDI tại quận Bắc Từ Liêm

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý về danh mục các ngành, nghề bị cấm kinh doanh tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.

Thứ hai, ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện và ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường. Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

Điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:

  • Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước trong trong tổ chức kinh tế;
  • Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia đầu tư;
  • Điều kiện về hình thức đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, trừ các chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Người chưa thành niên; người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Góp vốn thành lập công ty ngay từ đầu hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Đối với nhà đầu tư góp vốn từ đầu

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại quận Bắc Từ Liêm;
  • Các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân) hoặc bản sao giấy đăng ký kinh doanh và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính như: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng…
  • Đề xuất dự án đầu tư tại quận Bắc Từ Liêm, gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm và thời hạn đầu tư, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất tại quận Bắc Từ Liêm; hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư.

Nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau đây:

  • Cách 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài tại địa chỉ https://fdi.gov.vn/ 

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, hồ sơ phải được nộp cho cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (địa chỉ: Số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 02438256637)

  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội hoặc nộp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế Hà Nội (địa chỉ: Tòa nhà 7 tầng, CC02, KĐT Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0433560426)

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thành viên tham gia góp vốn, cổ đông doanh nghiệp kinh doanh thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình, định vị;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Dự thảo điều lệ (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viêncông ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-quan-bac-tu-liem.html

Hồ sơ & Thủ tục xin cấp Giấy phép bảo vệ môi trường

Giấy phép bảo vệ môi trường được quy định lần đầu tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Đây là một công cụ quản lý có tính pháp lý cao để giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Vậy, đối tượng nào phải xin loại giấy phép này, bài viết dưới đây Siglaw sẽ cung cấp các thông tin trả lời câu hỏi trên.

Giấy phép bảo vệ môi trường là gì?

Thuật ngữ “Giấy phép bảo vệ môi trường” được quy định cụ thể ở Điều 3 Khoản 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó có thể hiểu đây là một loại giấy phép con do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên sẽ kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Giấy phép bảo vệ môi trường
Giấy phép bảo vệ môi trường

Điều kiện để xin Giấy phép bảo vệ môi trường

Về cơ bản, doanh nghiệp xin giấy phép bảo vệ môi trường phải đáp ứng một số nội dung cụ thể như sau:

1️⃣Đáp ứng những nội dung cơ bản nhất về các dự án để làm cơ sở nhận xét vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, những thông tin chung về dự án theo yêu cầu

2️⃣Những điều kiện liên quan đến cấp phép môi trường, bao gồm:

  • Nguồn phát sinh nước thải; dòng nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; để xác định địa điểm xả nước thải tốt nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, có thể kể đến một số nơi ít hoặc không có dân cư sinh sống để tránh ảnh hưởng đến người dân và môi trường sống cần phải xác định nguồn phát sinh nước thải và lượng nước thải tối đa
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng tối đa xả khí thải; nguồn phát sinh nước thải phải đảm bảo hạn chế ít nhất về ô nhiễm môi trường, trước khi xả thải ra môi trường phải xử lý khí thải, đặc biệt ở những nơi đông dân cư sinh sống
  • Ngay cả ở khu vực đông dân cư hay thưa thớt, tiếng ồn quá to và độ rung quá mức đều ảnh hưởng đến người dân, thậm chí là môi trường sống, cây cối, sinh vật. Chính vì vậy, cần phải xác định được nguồn phát sinh tiếng ồn và giới hạn tiếng ồn, độ rung;
  • Những chất thải ra môi trường đều phải được xác định cụ thể và nằm trong sự cho phép theo quy định của pháp luật để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cần phải được xây dựng các hệ thống xử lý cụ thể trước khi thải ra môi trường
  • Loại, khối lượng phế liệu thì được phép nhập khẩu áp dụng cho dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Khi sử dụng phế liệu cần phải lưu ý rằng không phải loại phế liệu nào cũng có thể sử dụng được bởi nó không những gây nguy hiểm cho công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

3️⃣Những yêu cầu bảo vệ môi trường, gồm:

  • Đầu tư các biện pháp thu gom và xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. Trường hợp nước thải xả vào công trình thủy lợi phải có yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước;
  • Đặc biệt phải có kho, bãi để lưu giữ phế liệu theo quy định; hệ thống tái chế; xử lý tạp chất; để đảm bảo có ít nhất số lượng phế liệu ảnh hưởng xấu tới môi trường;
  • Để đề phòng những trường hợp bất ngờ, không lường trước, cần có kế hoạch giám sát, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường; trang bị những trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó khi sự cố xảy ra trên thực tế;
  • Quản lý chặt chẽ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt chú trọng việc cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
  • Một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
  • Đối với yêu cầu bảo vệ môi trường, cần đưa ra biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường, quản lý các chất thải ra từ thể lỏng, rắn đến thể khí để tránh làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Cần có biện pháp cụ thể như xây dựng kho bãi phế liệu theo quy định, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh an toàn trước khi thải ra môi trường, kế hoạch phòng tránh trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp bất ngờ.

Đối tượng nào phải xin giấy phép bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng dưới đây phải có giấy phép bảo vệ môi trường:

Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường đều phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Nếu các đối tượng kể trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì được miễn giấy phép bảo vệ môi trường.

Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

Sau một khoảng thời gian thì giấy phép bảo vệ môi trường sẽ hết hạn. Khi đó, trường hợp luật định thì phải làm giấy phép mới. Những dự án có mức độ nguy hiểm cho môi trường cao hơn thì thời gian cấp phép cũng ít hơn, đồng nghĩa với việc hết thời gian cấp phép phải ngừng hoặc xin cấp phép lại nếu được.

  • Đối với dự án đầu tư nhóm I: 07 năm;
  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất; kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I: 07 năm;
  • Đối với đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên: 10 năm

Thời hạn của giấy phép bảo vệ môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Thủ tục xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Tiếp đó, cơ quan công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép bảo vệ môi trường (trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật); tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép bảo vệ môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

– Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép bảo vệ môi trường;

– Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép bảo vệ môi trường.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về giấy phép bảo vệ môi trường, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

✅Dịch vụ????Xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường
✅Tư vấnCông ty luật Siglaw tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục 100%
✅Kinh nghiệm????>10 năm hoạt động lĩnh vực tư vấn làm giấy phép bảo vệ môi trường
✅Liên hệ⭕️Hotline 0961366238

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

????Dịch vụ thành lập công ty????Siglaw cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói toàn quốc
????Đăng ký giấy phép kinh doanh????Thủ tục để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh
????Dịch vụ làm giấy phép lao động????Giúp quý khách hàng rút ngắn thời gian nhận giấy phép lao động, tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
????Dịch vụ xin giấy phép con????Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép con các loại.
????Dịch vụ làm thẻ tạm trú????Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
????Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên????Đội ngũ luật sư tư vấn trình độ chuyên môn cao đảm bảo đúng pháp luật
????Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài????Tư vấn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giay-phep-bao-ve-moi-truong.html 

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...