Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm một trong những loại giấy phép con bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, sản xuất thực phẩm…Quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP không khó nhưng cơ sở cần chuẩn bị đủ hồ sơ cũng như phải đáp ứng các điều kiện thực tế tại cơ sở. Sau đây Siglaw xin chia sẻ thông tin chi tết để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc xin giấy chứng nhận này nhé:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho hộ kinh doanh, công ty hoạt động kinh doanh thực phẩm, cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm, quán ăn, nhà hàng, cafe….Các mô hình kinh doanh này phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đồng thời phục vụ công tác quản lý của Nhà Nước về thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Sở Y Tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn. (Cục vệ sinh an toàn thực phẩm).
  • Sở Công thương cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh. Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Đối với cơ sở dưới 30 người cần Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở); Đối với cơ sở từ 30 người trở lên cần Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
  5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế: Đối với cơ sở dưới 30 người cần nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở). Đối với cơ sở từ 30 người trở lên cần nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các công ty Hàn Quốc. Để  thành ...