Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế – kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Phát triển công nghiệp công nghệ cao tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; Đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết mục tiêu về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà cung cấp cho nền kinh tế máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong bài viết này, Siglaw tư vấn hoạt động lập dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư công nghiệp công nghệ cao, việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Những khó khăn khi đầu tư vào hoạt động công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Khó khăn do hiện nay thế giới đang áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu: Thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% đang ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư FDI. Nếu Việt Nam không nhanh chóng xây dựng chính sách thu thuế tối thiểu toàn cầu thì dù Việt Nam ưu đãi thuế nhưng nhà đầu tư vẫn phải đóng thuế tại nước họ. Như vậy việc ưu đãi thuế, phí trong thu hút đầu tư FDI những năm qua sẽ không còn ý nghĩa.
- Khó khăn về môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư công nghiệp của Việt Nam đôi khi chưa đủ hấp dẫn với các dự án công nghệ cao. Các doanh nghiệp nước ngoài công nghệ cao chỉ thuê một phần nhân lực của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn họ cần doanh nghiệp phụ trợ hoặc doanh nghiệp liên kết từ nước khác. Bên cạnh đó, Môi trường đầu tư kinh doanh còn thiếu tính minh bạch, vẫn còn phát sinh nhiều chi phí không chính thức trong quá trình đầu tư công nghiệp công nghệ cao cũng là một trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn về cơ sở hạ tầng: hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, điện, nước và hạ tầng xã hội của Việt Nam còn chưa đồng bộ, cũng là điểm khó khăn đối với những nhà đầu tư nước ngoài.
- Hạn chế về nguồn nhân lực: Để đầu tư dự án công nghiệp công nghệ cao cần nguồn nhân lực chất lượng cao, mà nguồn lao động tại Việt Nam chưa đủ đáp ứng, nên khi đầu tư tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải tiến hành đào tạo lao động, bằng cách đào tạo tại chỗ hoặc đưa người lao động trở lại đất nước họ vừa học vừa làm.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dau-tu-cong-nghiep-cong-nghe-cao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét