1 Số ngành nghề đầu tư tiềm năng tại Singapore
Là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, nên ngoài những dự án đầu tư tỷ đô giúp phát triển kinh tế của nước ta, thì Singapore cũng là một quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ nhờ chính sách mở cửa thị trường và các ưu đãi về thuế và khoản vay hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong số đó, ngành nghề được đầu tư tại Singapore là điều cần quan tâm đầu tiên. Vậy để tìm hiểu về những ngành nghề đầu tư tiềm năng tại Singapore, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành nghề được phép đầu tư tại Singapore là gì?
Pháp luật Việt Nam có quy định ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Không chỉ vậy, khi đầu tư vào Singapore, những ngành nghề dù có điều kiện hay không đều phải tuân thủ quy định pháp luật Singapore nếu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật Singapore quy định. Vậy, những ngành, nghề sau đây bị cấm đầu tư theo điều 53 Luật đầu tư 2020:
- Ma túy; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo các điều ước quốc tế có liên quan.
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Singapore.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện trong ngành, nghề đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề: Chứng khoán; Bảo hiểm; Ngân hàng; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.
Theo pháp luật của Singapore, có một số ngành nghề mà Singapore sẽ có sự kiểm soát hạn chế lên nhà đầu tư nước ngoài như: Bất động sản, Phát thanh truyền hình, Truyền thông trong nước; Dịch vụ tài chính và ngân hàng; Những dịch vụ chuyên nghiệp. Thêm vào đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nhìn chung là cơ quan giám sát các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư với mục đích đảm bảo nền kinh tế Singapore tiếp tục cạnh tranh, và hấp dẫn các nhà đầu tư. Singapore có chế độ đầu tư tương đối cởi mở và không có luật cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Điều kiện về ngành nghề để đầu tư tại Singapore là gì?
- Không đầu tư vào những ngành nghề đầu tư bị cấm theo pháp luật Việt Nam tại Điều 53 Luật đầu tư 2020, ví dụ như: các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;…
- Đáp ứng các điều kiện của từng ngành nghề cụ thể.
- Xin visa phù hợp để được phép đầu tư tại Singapore. Các visa dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore là: Employment Pass là visa cho lao động có tay nghề cao và các chủ doanh nghiệp muốn làm việc tại Singapore; Entrepreneur Pass Singapore là visa cho nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp của một công ty mới thành lập và hoạt động tại Singapore; Personalized Employment Pass là visa làm việc được cấp cho các cá nhân dựa trên giá trị của họ; S Pass là visa cấp cho người lao động nước ngoài có tay nghề trung bình và có mức lương cố định mỗi tháng (cụ thể tối thiểu là 2000 SGD/tháng).
- Có nguồn vốn đủ để đầu tư tại Singapore.
- Và nhiều điều kiện có liên quan khác.
Các ngành nghề đầu tư tiềm năng tại Singapore
Ngành nông nghiệp
Singapore nổi tiếng là quốc gia nhỏ nhưng lại rất phát triển dù ngành nông nghiệp của họ không hề phát triển, với chỉ 0,87% tổng diện tích cả nước được sử dụng cho nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thực phẩm và nông sản, đặc biệt là thực phẩm và nông sản giá rẻ. Vậy nếu nhà đầu tư có thể đầu tư những nguồn thực phẩm giá rẻ mà lại sạch vào Singapore thì đây sẽ là khoản đầu tư vô cùng thông thái.
Ngành Du lịch
Với số lượng lớn người dân Singapore là 50% có khả năng đi du lịch tối thiểu 01 lần/năm. Kết quả mà Singapore đã đạt được trong những năm qua cũng là bài học và tiềm năng mở ra cho những nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2010, số khách du lịch tới Singapore đạt 11,64 triệu người, năm 2011 tăng lên 13 triệu với giá trị đem lại là 18,8 tỷ đô sing (2010) và 22,2 tỷ đô sing (2012) chiếm 3% GDP. Nhờ có chính sách phát triển du lịch tương ứng với từng giai đoạn ví dụ như những kế hoạch từ năm 1968 xuyên suốt tới năm 2012 gồm “Kế hoạch Du lịch Singapore”, “Kế hoạch Phát triển du lịch”, “Kế hoạch Phát triển chiến lược”, “Du lịch 21”, “Du lịch 2015”, “Địa giới du lịch 2020”. Vậy kinh doanh đầu tư vào thị trường du lịch nước ngoài hoặc trong nước vào Singapore là nước đi đúng.
Thương mại điện tử
Chuyên gia kỳ vọng người dùng dịch vụ trong lĩnh vực thương mại điện tử trên toàn thế giới sẽ tăng lên 74,20% khi 2020 tới. Trong đó, mua sắm trực tuyến là hoạt động kinh doanh bán lẻ có lợi nhuận cao nhất ở Singapore. Không chỉ vậy, dân số 5,6 triệu người Singapore với 3,3 triệu người mua sắm online và doanh thu dự kiến sẽ là 2.793 triệu đô la Mỹ vào năm 2021. Đặc biệt, mức tăng trưởng được dự đoán là 9,9% trong giai đoạn 2021-2025, qua đó sẽ đạt 4.079 triệu USD vào năm 2025. Trên thực tế, Singapore cũng hy vọng sẽ trở thành một trung tâm thương mại điện tử lớn khi nền kinh tế kỹ thuật số của châu Á phát triển. Giám đốc Quốc gia của Google Singapore, ông Ben King cũng tuyên bố điều khiến thương mại điện tử của Singapore khác biệt là các chính sách và sáng kiến thông minh giúp tạo môi trường cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh trên quốc gia này.
Thủ tục cần thiết để đầu tư sang Singapore.
Giai đoạn 1: Các bước đầu gây dựng, lên ý tưởng cho công ty.
- Tìm hiểu loại hình công ty (công ty TNHH,công ty tư nhân, công ty hợp danh,…), loại đầu tư (thành lập công ty tại Singapore, đầu tư vào cổ phiếu,…) mà nhà đầu tư muốn thành lập để đầu tư.
- Ngành nghề mà nhà đầu tư muốn đầu tư.
- Và các mong muốn khác. Xem chi tiết tại bài viết: Các loại hình công ty được phép thành lập tại Singapore.
Giai đoạn 2: Thủ tục pháp lý trong nước ban đầu
- Bước 1: Nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư (từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế đặc biệt mà Quốc hội cần can thiệp để phê duyệt, hay những dự án nhỏ hơn với mức vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành nghề, điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên) thì phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư
- Bước 2: Nếu không thuộc dự án xin chủ trương đầu tư, chỉ cần xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Giai đoạn 3: Thủ tục pháp lý tại Singapore
- Đăng ký công ty của bạn với ACRA
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Giai đoạn 4: Thủ tục pháp lý tiếp theo tại Việt Nam
- Chuyển vốn đầu tư sang Singapore để thực hiện hoạt động đầu tư.
- Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước.
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty lưu trữ vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là tài khoản ngoại tệ mà nhà đầu tư cần lập tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam cũng như thực hiện đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
- Nộp đơn xin cấp Visa, tình trạng cư trú cho cán bộ công ty không có quốc tịch Singapore (ví dụ như Giám đốc, nhân viên,..).
- Thông báo đầu tư ra nước ngoài tại Cục Đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước, Đại Sứ quán/Tổng lãnh sự Việt Nam tại Singapore.
Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý khi đầu tư sang Singapore miễn phí một cách toàn diện từ A-Z, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw tại:
Trụ sở chính: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nhung-nganh-nghe-dau-tu-tiem-nang-tai-singapore.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét