Nghĩa vụ tài chính (Vốn, tài sản) khi đầu tư tại Lào
Đến năm 2022, tổng mức vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 180 triệu đô, đã nhìn thấy dấu hiệu tăng vọt hơn gấp đối tổng mức đầu tư so với năm 2021. Một số dự án đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại Lào đã có hiệu quả, và vẫn trên đà mở rộng quy mô hoạt động, tăng vốn đầu tư trong tương lai.
Rất nhiều dự án đầu tư từ Việt Nam đã có những hiệu quả tốt, tạo ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Lào. Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động tại quốc gia này và đóng góp tích cực trong việc cải thiện đời sống, bổ sung nguồn ngân sách nhà nước quốc gia. Chính phủ Việt Nam chủ trương tăng cường kết nối, bổ trợ nền kinh tế sâu rộng, hiệu quả.
Nghĩa vụ chung để nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư tại Lào
Để đầu tư sang Lào, nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện đầu tư như sau:
- Các ngành nghề nhà đầu tư đăng ký thành lập công ty tại Lào phải không thuộc danh sách ngành nghề hạn chế đầu tư tại Lào.
- Các nghĩa vụ tài chính, thuế tại Việt Nam, nhà đầu tư cần hoàn thành trước khi có cơ sở đầu tư sang Lào
- Nhà đầu tư Việt Nam phải có năng lực tài chính, có đủ nguồn vốn và khả năng về tài sản đầu tư. Các tài sản trên phải hoàn toàn hợp pháp. Lưu ý khi đầu tư sang Lào
- Phải được Bộ KHĐT phê duyệt quyết định đầu tư sang Lào hoặc quyết định của các cơ quan có thẩm quyền liên quan
- Một số dự án đầu tư có điều kiện, chính phủ Lào yêu cầu nhà đầu tư cần chứng minh địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
+ Các dự án liên quan đến năng lượng
+ Các dự án liên quan đến nông nghiệp như nuôi, trồng hải sản, thuỷ sản, các sản phẩm được chế biến từ nông nghiệp, lâm nghiệp
+ Các dự án liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, khảo sát về khoảng sản
+ Các hoạt động liên quan đến xây dựng, như xây dựng cơ sở sản xuất, các khu chế tạo, chế xuất, chế biến
+ Các dự án liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản, hay các hoạt động liên quan đến cơ sở hạ tầng khác
Nghĩa vụ tài chính (Vốn, tài sản…) khi đầu tư tại Lào
Quy định về vốn:
Vốn và các tài sản đầu tư, được xác định theo các hạng mục sau:
+ Tổng vốn đầu tư và/ hoặc các khoản đầu tư khác sau khi thanh lý ( tính giá trị sau thanh lý)
+ Các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư, như tiền, các loại tài sản khác tương đương tiền…
+ Doanh thu có được từ việc phát triển kinh doanh doanh nghiệp
– Đối với tài sản là tiền mặt, nhà đầu tư Việt Nam cần mở một tài khoản vốn đầu tư tại ngân hàng bằng đồng tiền Việt Nam hoặc loại ngoại tệ cho phép, để phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư cho chủ đầu tư. Thông qua tài khoản vốn này, nhà đầu tư Việt Nam sẽ chuyển khoản tiền mặt ( tiền đầu tư) ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, để đảm bảo cho hoạt động này được chính xác, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý tuân thủ theo các hạng quy trình thực hiện sau đây:
Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam mở tài khoản vốn đầu tư tại một ngân hàng tại Việt Nam
Bước 2: Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện đăng ký hoạt động giao dịch ngoại hối tại ngân hàng nhà nước – Nên lựa chọn ngân hàng có chi nhánh hoặc cơ sở tại nơi mà chủ đầu tư là cá nhân có địa chỉ thường trú, hoặc nhà đầu tư pháp nhân có trụ sở chính.
Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc góp vốn bằng ngoại tệ, nhà đầu tư cần thực hiện việc mua ngoại tệ tại ngân hàng được cấp phép hoặc nhà đầu tư sử dụng chính ngoại tệ của mình và phải cam kết nguồn ngoại tệ của mình là hợp pháp.
Như vậy, nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài với tài sản bằng tiền, thì phải chuyển tiền từ Việt Nam sang Lào. Nếu nhà đầu tư Việt Nam nếu có sẵn tiền tại Lào và muốn được sử dụng nguồn vốn trên để thực hiện đầu tư thì không hợp lệ.
Ngoài ra, nhà đầu tư Việt Nam cũng có thể thực hiện việc góp vốn đầu tư bằng một số loại hình khác không phải là tiền mặt.
Lưu ý khi chuyển lợi nhuận đầu tư từ Lào về Việt Nam
Sau khi chuyển vốn đầu tư sang Lào, nhà đầu tư sẽ được thực hiện hoạt động đầu tư tại đây. Các hoạt động kinh doanh cần tuân thủ nghiêm khắc với các quy định của chính phủ Lào. Trong trường hợp kinh doanh thuận lợi, nhà đầu tư Việt Nam có lợi nhuận, có thể lựa chọn tăng vốn đầu tư hoặc mở rộng đầu tư, hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới tại đây. Với tất cả các trường hợp trên, nhà đầu tư đều cần thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý hoặc lựa chọn phương án chuyển vốn về nước, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trong khoảng thời gian 6 tháng, sau khi nhà đầu tư có quyết toán thuế hoặc một văn bản pháp lý tương đương – đáp ứng được quy định pháp luật của nước đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được chuyển lợi nhuận về nước.
Thứ hai,Trong khoảng thời gian 6 tháng đó, nếu nhà đầu tư Việt Nam không chuyển lợi nhuận và các thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư cần thông báo trước bằng văn bản cho Bộ KHĐT và ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thời hạn cho hạng mục này là 12 tháng.
Thứ ba, trường hợp quá thời hạn quy định mà nhà đầu tư Việt Nam chưa chuyển nhượng được, mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nghia-vu-tai-chinh-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-lao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét