Quy trình các giai đoạn xin cấp dự án đầu tư sang Myanmar

 Quy trình các giai đoạn xin cấp dự án đầu tư sang Myanmar

Myanmar thực sự là một địa chỉ đầu tư rất hấp dẫn, cho dù tình hình chính trị xã hội ở đất nước này hiện chưa ổn định. Theo các chuyên gia, chủ động tìm hiểu để nắm những cơ hội đầu tư vào thị trường Myanmar là điều các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý, đặc biệt là quy trình thực hiện đầu tư. Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Nhà nước Việt Nam ủng hộ việc thực hiện đầu tư sang Myanmar, sẵn sàng tạo các cơ chế thông thoáng để thực hiện đầu tư. Khi đầu tư vào Myanmar, trước tiên nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về đầu tư ra nước ngoài của Luật đầu tư 2020, sau đó đến quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia Myanmar và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Vì vậy, khi thực hiện dự án đầu tư sang nước Myanmar, nhà đầu tư cần thực hiện quy trình thủ tục 03 bước sau đây:

Giai đoạn 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar do cơ quan có thẩm quyền cấp

Quy trình các giai đoạn xin cấp dự án đầu tư sang Myanmar
Quy trình các giai đoạn xin cấp dự án đầu tư sang Myanmar

Trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar, đối với một số dự án đầu tư đặc thù, có quy mô lớn, trước hết nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư trong hai trường hợp sau đây:

  • Dự án đầu tư có vốn đầu tư sang Myanmar từ 20.000 tỷ đồng trở lên và Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư sang Myanmar.
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư tại Myanmar từ 400 tỷ đồng trở lên và dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định có vốn đầu tư tại Myanmar từ 800 tỷ đồng trở lên do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sang Myanmar.

Đối với các dự án không thuộc những trường hợp trên nhà đầu tư Việt Nam không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Myanmar. Nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc xin cấp giấy chứng đăng ký đầu tư sang Myanmar và nộp tại Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 – 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar; trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án xin quyết định chủ trương thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Myanmar lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giai đoạn 2: Nhà đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư tại nước Myanmar

Sau khi nhà đầu tư Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar. Căn cứ vào các quy định của nước Myanmar, nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước Myanmar. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký thành lập công ty thông qua:

  • Luật Doanh nghiệp Myanmar và không cần giấy phép của MIC. Tuy nhiên những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới hình thức Luật Doanh nghiệp Myanmar sẽ không được nhận ưu đãi thuế. Vốn đầu tư tối thiểu là 50.000 USD cho các doanh nghiệp dịch vụ và 150.000 USD cho doanh nghiệp sản xuất. 
  • Luật Đầu tư nước ngoài Myanmar, trong đó các công ty được phép nhận chính sách ưu đãi thuế. Vốn đầu tư tối thiểu do MIC quy định. Tổng cục Đầu tư và Quản lý Công ty (DICA) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Luật Công ty Myanmar 2017 và Cơ quan đăng ký trực tuyến các công ty Myanmar (MyCO).  Trong đó, Chương trình MyCO do DICA quản lý và thực hiện điện tử 24/7. Các hồ sơ, tài liệu nộp cho DICA theo các phương thức:

Nộp trực tuyến trên địa chỉ www.myco.dica.gov.mm.

Nộp trực tiếp tại Văn phòng DICA để cập nhật điện tử vào chương trình.

– Nhà đầu tư sử dụng chương trình MyCO: Để sử dụng chương trình MyCO, phải khởi tạo 1 tài khoản sử dụng địa chỉ email. Tài khoản này có thể được khởi tạo theo tư cách tài khoản cá nhân (chỉ 1 người truy cập) hoặc tài khoản doanh nghiệp (nhiều người truy cập).

– Mẫu biểu đăng ký thông tin: Nhà Nhà đầu tư điền thông tin báo cáo phải được lập theo mẫu biểu có sẵn. Thông tin chỉ được coi là đã nộp sau khi DICA đã nhận và chấp thuận.

– Phí cập nhật thông tin: Phí cập nhật thông tin có thể được thanh toán online trên chương trình MyCO hoặc tại văn phòng DICA. Việc cập nhật thông tin cho DICA chưa được coi là hoàn tất nếu Công ty chưa thanh toán phí cập nhật thông tin hoặc phí thanh toán chậm.

– Mua thông tin về công ty: Thông tin chung về 1 công ty có thể truy cập miễn phí trên chương trình MyCO. Các thông tin khác có thể mua từ hệ thống, bao gồm: tóm lược thông tin về công ty; bản sao Điều lệ; bản sao các chứng nhận.

Cuối cùng, giấy phép thành lập công ty tại Myanmar chính thức sẽ được cấp khi nhà đầu tư hoàn thành thủ tục trên. Tìm hiểu: Tại sao nên đầu tư vào Myanmar

Giai đoạn 3: Sau khi hoàn thành các thủ tục về đăng ký đầu tư tại Việt Nam và Myanmar, nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư sang Myanmar để thực hiện hoạt động đầu tư.

Thông thường, Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền sau khi đã được cấp Giấy phép đầu tư sang Myanmar và thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư thành lập công ty tại Myanmar. Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền đầu tư sang Myanmar thông qua tài khoản vốn đầu tư ở Myanmar đã mở.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư sang Myanmar trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, như: Chi phí nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; Khảo sát thực địa; Nghiên cứu tài liệu; Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư; Đàm phán hợp đồng…Việc chuyển vốn đầu tư sang Myanmar trong những trường hợp này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ. Lưu ý hạn mức chuyển ngoại tệ trong trường hợp này không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ở Myanmar và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư tại Myanmar, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/quy-trinh-xin-cap-du-an-dau-tu-sang-myanmar.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...