Malaysia và Campuchia đều là hai quốc gia nằm trong top 5 nước có tổng vốn đăng ký đầu tư Việt Nam cao nhất. Mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các nhà đầu tư Việt Nam về việc nên đầu tư sang Malaysia hay đầu tư sang Campuchia một cách toàn diện nhất.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia, Campuchia
Mối quan hệ Việt Nam – Malaysia
Một trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam chính là Malaysia. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tăng đều hàng năm, chỉ riêng năm 2022 đã đạt tới gần 14,8 tỷ USD.
Cả hai nước đều rất coi trọng quan hệ hợp tác thương mại dựa trên sự cân bằng và bền vững, nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương vào năm 2025 đạt 18 tỷ USD.
Đặc biệt, hai Chính phủ đã ký thỏa thuận hợp tác lần đầu tiên về việc đưa người Việt Nam sang làm việc tại Malaysia vào năm 2003, tiếp tục tái ký vào năm 2015 và năm 2022. Đây là điểm sáng cho các nhà đầu tư đang muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Malaysia. Việt Nam và Malaysia đã tham gia một số hiệp định quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại song phương như: Hiệp định Đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Tránh đánh thuế kép (DTA),…Tại sao nhà đầu tư Việt Nam nên đầu tư vào Malaysia?
Mối quan hệ Việt Nam – Campuchia
Việt Nam và Campuchia có quan hệ đối tác chiến lược và liên minh chặt chẽ được xây dựng và tăng cường dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, hợp tác đôi bên cùng có lợi và hướng đến lợi ích chung.
Trong những năm qua, hai bên không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó Việt Nam vẫn luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia và ngược lại.
Những thỏa thuận thương mại nhằm tạo điều kiện cho đôi bên cùng phát triển có thể kể đến như: Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Việt Nam – Campuchia 1998, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia 2001, Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Lào 2016,… Thời gian gần nhất, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 83 năm 2021 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2021-2022.
Ngoài ra, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau hợp tác trong nhiều diễn đàn của khu vực và quốc tế, gồm: Liên hợp quốc, ASEAN và Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Những vấn đề cần lưu ý khi đầu tư tại Campuchia
Những thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia, Campuchia
Thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia
Về khuôn khổ pháp lý, Malaysia cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối mạnh đem lại sự ổn định và tính bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn an tâm khi các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Đó cũng được coi là thế mạnh của Malaysia khi không phải tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN có thể đảm bảo điều này.
Về khả năng tiếp cận tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có thể tiếp cận nguồn vốn và khoản vay dễ dàng hơn tại Malaysia. Ngoài kênh đi vay ngân hàng, các tổ chức tài chính truyền thống, Malaysia đã phát triển kênh gây vốn mới như huy động quỹ từ cộng đồng, cho vay ngang hàng. Đây là đặc điểm khiến Malaysia dễ dàng thu hút các NĐTNN tham gia vào thị trường.
Về khía cạnh thuế, trong năm 2022, chính phủ nước này đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM (khoảng 430 triệu USD) để thu hút các NĐTNN tham gia đầu tư vào thị trường Malaysia. Đặc biệt, Malaysia còn áp dụng chính sách không đánh thuế thu nhập có thời hạn lên đến 15 năm cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nen-dau-tu-sang-malaysia-hay-dau-tu-sang-campuchia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét