Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường có tính cạnh tranh cao và có những chính sách ưu đãi riêng dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Vậy nhà đầu tư nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản? Cùng tìm hiểu những lợi ích và hạn chế khi đầu tư vào hai quốc gia Đông Á trong bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản

Với Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 12/1992. Tuy khác nhau về khoảng cách địa lý, thể chế chính trị và cả ý thức hệ nhưng hai quốc gia lại có rất nhiều nét tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa như đề cao tính tự lập, tự cường, phấn đấu, chịu khó, ham học hỏi, cống hiến.

Năm 2001, chưa tới 10 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được nâng tầm thành Quan hệ đối tác toàn diện; Đến năm 2009 trở thành Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược, với đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc. Năm 2015, hai bên đã ký Hiệp định Thương mại tự do song phương (VKFTA) và hiện đều là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP). 

Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, là quốc gia đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp (FDI) và đứng thứ hai về hợp tác phát triển (ODA); Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc.

Với Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào tháng 9 năm 1973 và luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ năm 1992-2003, Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 8,7 tỷ USD, tương đương khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. 

Theo số liệu năm 2021, trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đứng thứ 2 về số vốn đăng ký với 64,2 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản đạt 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án.

Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản
Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản

Thuận lợi khi đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản

Thuận lợi khi đầu tư sang Hàn Quốc

Ưu đãi về thuế: Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam hơn 11.000 dòng thuế, bao gồm các nhóm ngành: dệt may, hoa quả nhiệt đới, rau quả nông sản, sản phẩm gỗ, nhóm các hàng hóa khác,… Đối với các nhà đầu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được tăng từ 8 lên 10 năm. Chính quyền địa phương cũng được phép tự mình quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ 8 năm đến 15 năm; lập, điều hành các khu công nghiệp đầu tư nước ngoài

Thị trường dịch vụ mở cửa: Hàn Quốc mở cửa thị trường dịch vụ cho Việt Nam trong 5 phân ngành gồm: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ chuyển phát; dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên.

Chính sách thông thoáng thu hút FDI: Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA) có hiệu lực từ năm 1998 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng dịch vụ một cửa và đãi ngộ đồng nhất, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư FDI như: ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình thủ tục hành chính đơn giản,…

Lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao: Hơn 97% công nhân Hàn Quốc có trình độ đào tạo nghề hoặc trình độ đại học. Tỷ lệ biết chữ 98%. 

Thuận lợi khi đầu tư sang Nhật Bản

Nền kinh tế ổn định: Nhật Bản có sự phát triển kinh tế, nền chính trị ổn định, ít biến động trong nhiều thập kỷ. Xây dựng khung pháp lý chi tiết và rõ ràng.

Ưu đãi khi đầu tư lâu dài: Nhật Bản có những hỗ trợ hữu ích dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu xác định đầu tư lâu dài tại Nhật. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được miễn phí một số dịch vụ tại Nhật Bản như văn phòng tạm thời với đầy đủ trang thiết bị tại Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp (IBSC) được đặt tại 6 thành phố lớn là Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Fukuoka; hay những chương trình hỗ trợ kinh phí trong thời gian đầu tư ban đầu.

Thị trường nội địa phát triển: Nhật Bản có thị trường nội địa với sức tiêu thụ lớn với dân số gần 126 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 42.000 USD. Đây cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, rau quả tươi,…

Chú trọng công tác R&D: Nhật Bản là một trong số các cường quốc có nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ cao, đứng đầu thế giới về số bằng sáng chế. Chính phủ nước này phân bổ gần 3,5% tổng sản phẩm quốc nội cho hoạt động R&D. Quốc gia này cũng có những đổi mới vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số. Nguồn cung cấp nước toàn cầu dự kiến giảm 40% vào năm 2030, vì vậy, nông dân Nhật Bản đang sử dụng các cảm biến để ước lượng lượng nước và phân bón phù hợp mà các nhà máy cần.

Nguồn nhân lực: Nhật Bản có nguồn nhân lực chuyên môn cao, nổi tiếng với tính cách tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, hiện có một số lượng lớn người Việt Nam đã sinh sống và làm việc lâu dài ở Nhật Bản, dần quen với nếp sống văn hóa của người bản địa. Đây là một nguồn nhân lực hữu ích để giúp nhà đầu tư Việt Nam đạt hiệu quả kinh doanh. Chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nen-dau-tu-sang-han-quoc-hay-dau-tu-sang-nhat-ban.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...