Thương nhân nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam

 Thương nhân nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam

Thương nhân, nhà đầu tư nước ngoài muốn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch thành lập Chi nhánh thì cần lưu ý điều gì?
Thương nhân nước ngoài khi muốn thành lập Chi nhánh tại Việt Nam cần lưu ý điều gì?
Thương nhân nước ngoài khi muốn thành lập Chi nhánh tại Việt Nam cần lưu ý điều gì?

Lưu ý đối với việc thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài

Về quyền thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài thì:

Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều kiện để thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016, thương nhân nước ngoài không được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam nếu không đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Thương nhân nước ngoài phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này phải là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày đề nghị thành lập;
  • Nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Bên cạnh đó, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài nếu:

  • Thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh mới trong vòng 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép trước đó;
  • Thương nhân nước ngoài bị hạn chế thành lập chi nhánh vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng;
  • Hồ sơ của thương nhân nước ngoài nộp cho cơ quan cấp phép không tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc không tuân thủ có thể phát sinh từ thủ tục công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu từ nước ngoài;
  • Thương nhân nước ngoài không nộp bổ sung các tài liệu hoặc giải trình bổ sung theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi của cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện đối với người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam

Nghị định 07/2016/NĐ-CP cũng quy định người đứng đầu chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức danh sau:

  • Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác
  • Người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Lưu ý, mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập tối đa một chi nhánh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

Khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ của thương nhân nước ngoài, cơ quan cấp phép sẽ đưa ra kết quả chính thức về việc thành lập chi nhánh.

Quy trình này có thể diễn ra trong vòng 07 ngày làm việc theo quy định pháp luật. Trong trường hợp phải có sự chấp thuận đặc biệt từ Bộ trưởng trước khi cho phép thành lập chi nhánh, thời gian có thể lên đến 13 ngày làm việc.

Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được tuyển dụng lao động không?

Theo Khoản 2 Điều 19 Luật Thương mại 2005 về quyền của chi nhánh: “Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động là người Việt Nam hoặc lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý:

Đối với lao động là người Việt Nam: Theo Điều 24 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nước ngoài tuyển dụng thông qua tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam thì tổ chức phải gửi văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam đến tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu như tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam không tuyển, giới thiệu được người lao động Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với lao động là người nước ngoài: thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, và thị thực cho người lao động nước ngoài.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Để được tư vấn miễn phí về thương nhân nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam, Quý khách liên hệ: Công ty luật Siglaw.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: vphcm@siglaw.com.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thuong-nhan-nuoc-ngoai-thanh-lap-chi-nhanh-tai-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...