Trước khi các website khi vào hoạt động dịch vụ mạng xã hội thì đều phải đăng ký giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật. Vậy, quy trình thủ tục cấp giấy phép như thế nào, hồ sơ ra sao, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tại sao cần xin cấp giấy phép mạng xã hội?
Giấy phép mạng xã hội (MXH) hay còn gọi là giấy phép con thiết lập MXH là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang MXH để có thể hoạt động hợp pháp.
Nếu không đăng ký giấy phép MXH hay thực hiện đúng quy định thì sẽ bị xử phạt căn cứ tại Điều 98 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP về các vấn đề liên quan đến việc vi phạm Giấy phép MXH. Cụ thể:
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:
- Không làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép MXH trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng; sử dụng giấy phép hết hạn
- Không thông báo đến cơ quan cấp Giấy phép con này khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.
Bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thiết lập MXH khi có thay đổi hoặc bổ sung thông tin trong giấy phép.
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi thiết lập MXH nhưng không có giấy phép.
Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp không xin cấp Giấy phép MXH sẽ kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thiết lập MXH nhưng không xin giấy phép và buộc thu hồi hoặc buộc trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định trên.
Xin giấy phép mạng xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để được cấp Giấy phép MXH, tổ chức, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể như sau:
Đơn vị, cơ sở được cấp phép phải là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nói cách khác, doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy trình thủ tục tại Luật Doanh nghiệp 2020; đồng thời, phải thực hiện hoạt động đúng với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh cũng như đã công bố trên Cổng thông tin quốc gia.
Tổ chức, nhân sự đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 27 năm 2018 của Chính phủ. Cụ thể:
- Có ít nhất 01 nhân sự có quốc tịch Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm giao nộp hồ sơ.
- Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
- Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng quy định về kỹ năng quản trị trang mạng thông tin điện tử và kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin.
Tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký tên miền, sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH và đáp ứng quy định sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam
- Trang thông tin điện tử, tổng hợp và MXH của cùng tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau (bao gồm cả tên miền thứ cấp)
- Tên miền phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet. Tên miền “.vn” phải có thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm cấp phép. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dich-vu-xin-giay-phep-mang-xa-hoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét