Tư vấn xuất nhập khẩu dầu thô

Việt Nam là quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu dầu thô với tỉ trọng lớn. Là môi trường cực kỳ hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào hoạt động này. Theo số liệu thống kê, Nhập khẩu dầu thô những tháng đầu năm 2023 đạt 1,1 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần về lượng và 2,1 lần về trị giá. Vậy khi đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô, nhà đầu tư phải thực hiện những thủ tục pháp lý gì? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thực trạng xuất, nhập khẩu dầu thô của Việt Nam hiện nay

Là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước là nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, bên cạnh đó vẫn nhập khẩu thêm khoảng gần 40% lượng xăng dầu để tiêu dùng trong nước.

Cụ thể: 

Sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam 5 năm qua đều dao động quanh ngưỡng hơn 10 triệu tấn/năm. Trong khi đó công suất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm còn Lọc hóa dầu Nghi Sơn dù công suất 10 triệu tấn/năm, tuy nhiên loại dầu khai thác lại không phù hợp với loại dầu dùng để lọc dầu cho hai nhà máy. Như vậy, Việt Nam vẫn khai thác được dầu trong nước, nhưng không phải dầu thô nào cũng phù hợp với công nghệ lọc của hai nhà máy lọc dầu đang hoạt động. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải xuất dầu thô không phù hợp với công nghệ lọc trong nước và nhập khẩu loại dầu thô thích hợp về để lọc, sản xuất ra các loại xăng dầu để phục vụ tiêu dùng trong nước. Đây thuần túy là yếu tố kỹ thuật và kinh tế, để việc vận hành các nhà máy lọc dầu được thông suốt và hiệu quả.

Điều đó cho thấy rằng, thị trường xuất – nhập dầu thô tại Việt Nam vẫn luôn là cơ hội hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào ngành nghề này.

Tư vấn xuất nhập khẩu dầu thô
Tư vấn xuất nhập khẩu dầu thô

Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô tại Việt Nam

Thuận lợi: 

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng dầu khí rất lớn, với nguồn dầu mỏ trữ lượng khoảng 4.4 Tỷ thùng, xếp thứ 28 trong các quốc gia trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Việt Nam cũng đứng thứ 4 tại Đông Nam Á về xuất khẩu dầu thô. 

Thứ hai, Dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn giá dầu của một số nước khác trên thế giới. Năm 2023, giá dầu xuất khẩu của Việt Nam thanh toán trong kỳ bình quân đạt khoảng 86 USD/thùng, cao hơn 16 USD/thùng so với giá dự toán.

Khó khăn: trong thời điểm hiện nay, giá dầu thế giới gặp nhiều biến động do những xung đột về kinh tế chính trị diễn ra ở nhiều khu vực, điều này có tác động khá lớn đến hoạt động xuất và nhập dầu thô của Việt Nam.

Các giải pháp của Việt Nam để ổn định thị trường xuất nhập khẩu dầu thô trong thời gian tới

Thứ nhất, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát (ASEAN).

Thứ hai, Việt Nam sẽ đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.

Thứ ba, thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức các Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật cho doanh nghiệp về thông tin, nhu cầu, cũng như các quy định mới của thị trường trong và ngoài nước.

Thủ tục đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (khi không thuộc trường hợp cần quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư)

Bước 1: Nhà đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi có dự án đầu tư 

Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu dầu thô tới cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có: (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020)

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (theo mẫu);
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức);
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính);
  • Đề xuất dự án đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (Nêu các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư/hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện,…tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường,…)
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
  • Nội dung giải trình về công nghệ (trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ)
  • Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC)
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư xuất nhập khẩu dầu thô (nếu có)

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở kế hoạch và Đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xuất nhập khẩu dầu 

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-xuat-nhap-khau-dau-tho.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...