Dựa theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam thì có 5 loại hình công ty, doanh nghiệp được công nhận gồm: công ty (doanh nghiệp) TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp TNHH 2 thành viên, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp hợp danh & công ty tư nhân.
Tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam thì sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, để hiểu rõ hơn về 5 loại công ty trên thì mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu trong những phần dưới đây.
Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Loại hình công ty TNHH 1 thành viên
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam định nghĩa Công ty TNHH 1 thành viên như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
Từ định nghĩa và các quy định pháp luật, có thể xác định một số đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này như sau:
- Chủ sở hữu: Công ty TNHH 1 thành viên đúng như tên gọi chỉ có một chủ sở hữu. Chủ sở hữu đó có thể là cá nhân hoặc là một tổ chức.
- Khả năng huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên được quyền phát hành trái phiếu, tuy nhiên, công ty lại không được phép phát hành cổ phiếu
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân. Việc có tư cách pháp nhân đem lại nhiều ưu điểm quan trọng cho loại hình doanh nghiệp TNHH 1 thành viên này. Đầu tiên, đời sống của doanh nghiệp trở nên ổn định, tách bạch với đời sống của cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này đảm bảo tính ổn định và bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, tư cách pháp nhân cho phép doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập, tạo sự tin tưởng và minh bạch trong giao dịch.
- Chế độ trách nhiệm: chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của của công ty
Điều này tức là trong một Công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty hay nói cách khác trách nhiệm của chủ sở hữu công ty chỉ giới hạn trong số vốn mà họ đã đầu tư vào công ty.
Nếu công ty gặp khó khăn tài chính hoặc có các khoản nợ, chủ sở hữu công ty không phải chịu trách nhiệm với tài sản cá nhân khác ngoài số vốn điều lệ. Mức độ trách nhiệm của chủ sở hữu được giới hạn, và họ không phải sử dụng tài sản cá nhân để ngoài số vốn góp để chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty.
Ưu điểm
- Công ty TNHH một thành viên có mức đầu tư vốn tương đối thấp, quy trình thành lập và hoạt động đơn giản hơn so với một số loại hình công ty khác như công ty cổ phần. Nó cũng có tính linh hoạt cao trong việc quyết định và thay đổi hoạt động kinh doanh.
- Quản lý đơn giản: Do chỉ có một thành viên, việc quản lý công ty trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Chủ sở hữu có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và dễ dàng điều hành hoạt động kinh doanh.
- Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, tách bạch với tài sản cá nhân
Hạn chế
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của loại hình công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị hạn chế
- Không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Vì trách nhiệm hữu hạn nên thường khó tạo niềm tin với đối tác hơn
- Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành viên: có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên từ 02 đến 50 thành viên
- Khả năng huy động vốn: Công ty TNHH 2 thành viên được quyền phát hành trái phiếu, tuy nhiên, loại hình công ty này lại không được phép phát hành cổ phiếu
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
- Chế độ trách nhiệm: các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của của mình
Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, tách bạch với tài sản cá nhân
Hạn chế
- Vì loại hình doanh nghiệp là trách nhiệm hữu hạn nên thường khó tạo niềm tin với đối tác hơn
- Việc huy động vốn từ nhiều nguồn của công ty sẽ bị hạn chế
Loại hình doanh nghiệp cổ phần
Công ty cổ phần (JSC – Joint Stock Company) là một loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam mà vốn chủ sở hữu được chia thành các phần bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần được thành lập bởi ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng cổ đông. Như vậy, có thể thấy Công ty cổ phần mang những đặc điểm sau:
- Thành viên: tối thiểu 03 cổ đông và không có giới hạn tối đa
- Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Công ty cổ phần có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
- Chế độ trách nhiệm: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn mà họ đã đầu tư vào công ty, thông thường là số tiền mua cổ phần. Điều này có nghĩa là nếu công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, cổ đông không phải chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn đối với các nợ nần và nghĩa vụ khác của công ty.
Ưu điểm
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản
- Khả năng huy động vốn của loại hình công ty cổ phần rất cao
- Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.
Hạn chế
- Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp
- Khó khăn khi đưa ra một quyết định
- Mất thêm chi phí khi chuyển nhượng cổ phần
Loại hình doanh nghiệp hợp danh
- Thành viên: có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên của công ty hợp danh được phân loại như sau:
- Thành viên hợp danh: chỉ có thể là cá nhân, trách nhiệm vô hạn tức là thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn: có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với thành viên góp vốn, thành viên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty mà không phải chịu trách nhiệm vô hạn như thành viên hợp danh.
- Khả năng huy động vốn: Công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
- Chế độ trách nhiệm: Như phân tích ở trên thì tùy loại thành viên của công ty hợp danh trách nhiệm sẽ khác nhau. Thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn còn thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-tai-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét