Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 thì thẩm định giá được xác định là “việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”. Vậy mục đích của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị tài sản để phục vụ cho các hoạt động như chuyển giao quyền sở hữu, hoạt động tín dụng, phát triển đầu tư, hoạt động doanh nghiệp hay hoạt động pháp lý, … Như vậy, mục đích thẩm định giá phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Việt Nam với nền kinh tế thị trường đang hội nhập và phát triển thì nhu cầu về sử dụng dịch vụ thẩm định giá đang tăng cao. Pháp luật Việt Nam đã đặt ra những quy định cụ thể dành cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Theo Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) thì dịch vụ thẩm định giá không có quy định tại Biểu cam kết cho nên điều kiện sẽ căn cứ theo pháp luật Việt Nam theo những tiêu chí cụ thể sau:

Tỷ lệ sở hữu:

  • Trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức: tối đa 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Trường hợp thành viên là tổ chức: tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty cổ phần; công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Hình thức đầu tư: hợp tác liên doanh dưới hình thức công ty CP hoặc TNHH;

Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam;

Nhà đầu tư nước ngoài: kinh doanh thẩm định giá hợp pháp tại nước sở tại.

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dịch vụ thẩm định giá

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ thẩm định giá

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia

Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu

Bước 5: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dịch vụ thẩm định giá

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  2. Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận  cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  3. Tài liệu đề xuất dự án đầu tư dịch vụ thẩm định giá gồm các nội dung chi tiết;
  4. Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư nước ngoài;
  5. Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nếu dự án đầu tư trong các khu đó.

Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời hạn trả hồ sơ là 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ thẩm định giá

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp dịch vụ thẩm định giá;
  2. Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề dịch vụ thẩm định giá;
  3. Danh sách thành viên công ty/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Bản sao các giấy tờ sau:

– CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;

– CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;

– Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
  2. Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.

Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/kinh-doanh-dich-vu-tham-dinh-gia-doi-voi-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...