Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người có trả phí nhằm đưa thông tin thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Cơ sở kinh doanh muốn hoạt động trong ngành quảng cáo phải xin giấy phép ngành quảng cáo từ cơ quan có thẩm quyền để hoạt động đúng quy định pháp luật.
Giấy phép ngành quảng cáo là gì
Giấy phép ngành quảng cáo là một loại giấy phép con do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân muốn kinh doanh quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần giấy phép ngành quảng cáo bởi đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết các vấn đề phát sinh nếu như việc cung cấp dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật. Giấy phép này cũng giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro trong quá trình kiểm duyệt hay các chứng từ pháp lý.
Ngoài ra, người tiêu dùng có tâm lý tin tưởng hơn các sản phẩm dịch vụ được quảng cáo bởi doanh nghiệp có giấy phép ngành quảng cáo, nhất là trong bối cảnh có nhiều thông tin lan truyền trên môi trường mạng có tính phi thực tế, lừa đảo.
Các trường hợp phải xin giấy phép ngành quảng cáo
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ thực hiện các hoạt động quảng cáo, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, người dùng nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, tiêu thụ hay sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, có một số sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép ngành quảng cáo trước khi hoạt động, bao gồm:
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (Bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…)
- Thuốc dùng cho người;
- Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
- Vắc xin, sinh phẩm y tế;
- Trang thiết bị y tế;
- Thực phẩm;
- Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Điều kiện để xin giấy phép ngành quảng cáo
Điều kiện chung
Quy định về giấy phép quảng cáo căn cứ theo điều 20 tại Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật quảng cáo, điều kiện chung để xin giấy phép quảng cáo bao gồm:
- Doanh nghiệp quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Điều kiện quảng cáo đối với một số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt
Luật quảng cáo quy định điều kiện quảng cáo đối với hàng hoá, sản phẩm dịch vụ đặc biệt gồm:
- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
- Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn.
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Đối với quảng cáo thuốc: Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược.
Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp.
Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên.
Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
Hồ sơ xin giấy phép ngành quảng cáo
- Doanh nghiệp chuẩn bị đơn xin phép quảng cáo theo mẫu;
- Có phiếu đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
- Văn bản xác minh nội dung quảng cáo;
- Biên lai thu phí thẩm định
- Giấy đăng ký bản công bố sản phẩm và Bảo sao có xác nhận của doanh nghiệp liên quan đến giấy tờ công bố sản phẩm;
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giay-phep-nganh-quang-cao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét