1 Số hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Hàn Quốc

Khi thực hiện đầu tư sang Hàn Quốc, hình thức và ngành, nghề đầu tư là một trong những yếu tố được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Đây là những nhân tố tiền đề đòi hỏi nhà đầu tư cần đánh giá, lựa chọn và đưa ra quyết định trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư để đảm bảo cho dự án đầu tư đạt được hiệu quả tối ưu nhất về kinh tế – xã hội – môi trường.

Các hình thức đầu tư sang Hàn Quốc nhà đầu tư cần biết

1 Số hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Hàn Quốc
1 Số hình thức, ngành nghề được phép đầu tư sang Hàn Quốc

Theo quy định Luật đầu tư 2020, ghi nhận 04 hình thức đầu tư ra nước ngoài sau đây:

Nhà đầu tư đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Hàn Quốc

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hình thức này cho phép nhà đầu tư hình thành nên 1 pháp nhân mới, độc lập trong kinh doanh, không có sự chi phối – ràng buộc với đối tác như các hình thức đầu tư hợp đồng; góp vốn, mua cổ phần. Ngược lại, nó cũng đòi hỏi ở nhà đầu tư một nền tảng vững chắc của các yếu tố về vốn, sự thấu hiểu thị trường, công nghệ, nhân sự…để có thể độc lập tồn tại ở một quốc gia khác.

Theo quy định pháp luật Hàn Quốc, trong trường hợp một công ty nước ngoài là nhà đầu tư, thì công ty được thành lập tại Hàn Quốc đó sẽ trở thành công ty con của trụ sở chính ở nước ngoài và hệ thống kế toán của công ty con sẽ cần tuân thủ chính sách kế toán của trụ sở chính ở nước ngoài và luật pháp của quốc gia nơi đặt trụ sở chính ở nước ngoài. Tuy nhiên, thu nhập của công ty con được tạo ra từ nguồn Hàn Quốc sẽ bị đánh thuế tại Hàn Quốc.

Các công ty được thành lập theo cách này có thể được đăng ký là công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (“FDI”). Có một số điều kiện bắt buộc khi thành lập công ty tại Hàn Quốc vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư cần đáp ứng đó là:

(i) Đầu tư từ 100 triệu KRW trở lên cho mỗi nhà đầu tư nước ngoài.

(ii) Sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phần đã phát hành của công ty được thành lập.

Khi thành lập công ty FDI tại Hàn Quốc, một số ưu đãi nhà đầu tư có thể được hưởng  như:

+ Chuyển khoản/chuyển tiền ra nước ngoài được đảm bảo: trong trường hợp các công ty đăng ký là công ty FDI, chuyển khoản/chuyển tiền lãi ra nước ngoài, tiền thanh lý, số tiền bán cổ phiếu, các khoản gốc, lãi và hoa hồng khác được đảm bảo.

+ Hỗ trợ về thuế: Chính phủ Hàn Quốc và chính quyền địa phương cung cấp giảm giá thuế cho thuế doanh nghiệp/thuế thu nhập, thuế địa phương, thuế hải quan và thuế quan theo luật và điều kiện liên quan.

Visa và lưu trú trong nước: Đối với các công ty FDI, cán bộ và nhân viên của họ có thể nhận được visa D-8 và do đó, có thể tự do xuất nhập cảnh và lưu trú trong nước.

Nhà đầu tư đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở Hàn Quốc để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.

Có sự tương đồng giữa pháp luật Hàn Quốc và pháp luật Việt Nam khi đây cũng được ghi nhận là một trong những hình thức đầu tư FDI tại Hàn Quốc. Hàn Quốc quy định nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức mua lại cổ phần vốn chủ sở hữu. Theo đó, hình thức này được hiểu là người nước ngoài mua lại cổ phần hoặc cổ phần vốn chủ sở hữu của một tập đoàn hoặc doanh nghiệp để thiết lập quan hệ kinh tế ổn định với một tập đoàn/doanh nghiệp Hàn Quốc.

Đối với hình thức đầu tư này, được coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi người nước ngoài chỉ định hoặc bổ nhiệm một giám đốc điều hành cho công ty Hàn Quốc ngay cả khi đầu tư 100 triệu won trở lên nhưng mua lại dưới 10% cổ phần của công ty được thành lập tại Hàn Quốc.

Hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật Hàn Quốc

Ngoài ra, pháp luật đầu tư Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi quy định nhà đầu tư có thể đầu tư theo các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Hiện pháp luật Hàn Quốc, ghi nhận một số hình thức đầu tư FDI mà Việt Nam chưa quy định như sau:

+ Đóng góp cho một tổ chức phi lợi nhuận (“NPO”): Khoản đóng góp cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc một công ty được công nhận là FDI khi số tiền đóng góp của nước ngoài ít nhất là 50 triệu KRW và chiếm từ 10% trở lên trong tổng số tiền và khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  • Một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích quảng bá, v.v. khoa học, nghệ thuật, dịch vụ y tế hoặc giáo dục và tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của mình nhằm phát triển các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan và mở rộng trao đổi quốc tế.
  • Tổ chức phi lợi nhuận là văn phòng khu vực của một tổ chức quốc tế tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp tác quốc tế giữa các thường dân hoặc Chính phủ.

Các khoản đóng góp khác cho tổ chức phi lợi nhuận của người nước ngoài đáp ứng một trong các điều kiện sẽ được Ủy ban Đầu tư nước ngoài công nhận là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xem thêm: Những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Hàn Quốc

+ Tái đầu tư lợi nhuận kiếm được chưa phân bổ: Đầu tư từ lợi nhuận kiếm được chưa phân bổ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ ngày 5/8/2020 tại Hàn Quốc.


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-nganh-nghe-duoc-phep-dau-tu-sang-han-quoc-can-biet.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...