Để có thể biết rõ được các ngành nghề được phép đầu tư tại Úc, trước tiên là cần biết quy định của Việt Nam về việc đầu tư ra nước ngoài, sau đó là quy định của Úc đối với các ngành nghề đầu tư từ nước ngoài vào trong nước. Bài viết này chỉ ra những quy định cơ bản nhất của pháp luật 2 nước để người đọc có thể có cái nhìn khái quát về các ngành nghề khi đầu tư sang Úc.
Quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư sang Úc
Ngày 26 tháng 2 năm 1973, Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, các mối quan hệ giao lưu giữa người dân Việt Nam và Úc đã phát triển mạnh mẽ, nhiều hoạt động diễn ra như du lịch, kinh doanh, giáo dục và di cư dài hạn.
Đến ngày nay mối quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam ngày càng bền chặt, được thể hiện qua các hiệp định song phương và đa phương, nổi bật có thể kể đến: Hiệp định thương mại tự do Asean – Australia và New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…
Ngoài ra Việt Nam và Úc hiện đang cùng là thành viên thuộc WTO là tổ chức thương mại quốc tế, được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Căn cứ theo Điều 6 và Điều 53, Luật đầu tư 2020, thì các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh cũng bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, một số ngành nghề muốn đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy định của pháp luật Úc về tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam
Úc có chế độ phê duyệt đầu tư nước ngoài điều chỉnh một số loại mua lại vốn chủ sở hữu của ‘người nước ngoài’ chứng khoán trong các công ty và ủy thác đơn vị của Úc, và lợi ích trong các doanh nghiệp Úc và tài sản bất động sản của Úc. Chế độ này được quy định trong FATA (là Đạo luật mua lại và tiếp quản nước ngoài năm 1975 và các quy định kèm theo).
Theo FATA, một ‘người nước ngoài’ nói chung là:
- một cá nhân không thường trú tại Úc;
- một chính phủ nước ngoài hoặc nhà đầu tư chính phủ nước ngoài;
- một công ty, người được ủy thác của một quỹ tín thác hoặc đối tác chung của một công ty hợp danh hữu hạn nơi một cá nhân không thường trú tại Úc, tập đoàn nước ngoài hoặc chính phủ nước ngoài nắm giữ ít nhất 20% cổ phần;
- một công ty, người được ủy thác của một quỹ tín thác hoặc đối tác chung của một công ty hợp danh hữu hạn trong đó hai hoặc nhiều người nước ngoài nắm giữ cổ phần tổng lợi ích vốn chủ sở hữu ít nhất 40 phần trăm.
Ban Xét duyệt Đầu tư (FIRB). Thủ quỹ Úc có thể chặn các đề xuất của người nước ngoài trái với lợi ích quốc gia hoặc an ninh quốc gia (tùy thuộc vào loại đề xuất), hoặc phê duyệt các đề xuất về một cơ sở vô điều kiện hoặc tùy thuộc vào điều kiện. Cho dù một giao dịch được đề xuất là trái với lợi ích quốc gia hoặc quốc gia bảo mật (nếu có) được đánh giá theo từng trường hợp.
Về cơ bản, pháp luật Úc không quy định rõ những ngành nghề cấm tiếp nhận đầu tư, nhưng các hoạt động đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và được Chấp thuận tư Ban Xét duyệt đầu tư (FIRB) thì mới được tiến hành.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-nganh-nghe-duoc-phep-dau-tu-tai-uc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét