Nếu muốn mở doanh nghiệp ở Malaysia thì nhà đầu tư Việt Nam cần phải tìm hiểu và đáp ứng những điều kiện thành lập công ty tại Malaysia theo pháp luật Việt Nam & pháp luật của Malaysia. Trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết các điều kiện cụ thể để có thể đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Malaysia:
Điều kiện đầu tư sang Malaysia
Điều kiện về ngành nghề đầu tư khi mở công ty tại Malaysia
Malaysia trở thành quốc gia hàng đầu Đông Nam Á được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư. Chính phủ Mã Lai đã có những ưu đãi đầu tư đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất khẩu, hay cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn công ty nếu xuất khẩu 80% hàng hóa sản phẩm trở lên, những chính sách bảo hiểm rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa. Với những chính sách mở cửa như này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Nhà đầu tư không được đầu tư sang Malaysia thuộc những ngành nghề cấm đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Lưu ý: Khi nhà đầu tư Việt Nam muốn thành lập công ty tại Malaysia kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam và Malaysia
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Malaysia với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư Việt Nam cần phải xem xét dự án ở Mã Lai có thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước không. Nếu thuộc trường này thì cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Văn bản đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư Việt Nam (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập.
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung theo quy định pháp luật
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư Việt Nam
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
- Đối với dự án đầu tư sang Malaysia trong các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ở Mã Lai.
Phải được cấp giấy phép đầu tư sang Malaysia
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Malaysia gồm:
- Hoạt động đầu tư sang Mã Lai phù hợp với nguyên tắc quy định Luật đầu tư;
- Đầu tư những ngành nghề không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ở Malaysia đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện;
- Tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
- Giấy tờ chứng minh cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Điều kiện thành lập công ty tại Malaysia
Khi đáp ứng các điều kiện đầu tư từ Việt Nam sang Mã Lai thì nhà đầu tư cần phải xem xét các điều kiện thành lập công ty của Pháp luật nước Malaysia.
Điều kiện về loại hình công ty ở Malaysia
Theo Luật công ty tại Malaysia có 5 loại hình doanh nghiệp
- Sole Proprietorship (Doanh nghiệp tư nhân)
- Partnership (Công ty hợp danh)
- Limited Liability Partnership (LLP) (Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn)
- Private Limited Company (Công ty cổ phần)
- Public Limited Company (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
Nhà đầu tư Việt Nam cần phải xem xét các ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp và các điều kiện đầu tư tại Malaysia để có thể mở công ty kinh doanh tại Mã Lai. 2 loại hình doanh nghiệp mà được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH.
Điều kiện mở công ty tại Malaysia
- Muốn mở công ty ở Malaysia thì NĐT phải đáp ứng đủ số vốn điều lệ tối thiểu
- Phải có trụ sở công ty đặt tại Malaysia
- Đáp ứng về điều kiện thành viên: Có tối thiểu 1 giám đốc hoặc cổ đông mang quốc tịch Malaysia, đủ năng lực hành vi dân sự, tài liệu chứng minh đủ năng lực tài chính, lý lịch tư pháp chứng minh không có tiền án trong 5 năm.
Khi đáp ứng đủ điều kiện đầu tư sang nước ngoài tại Việt Nam và các điều kiện thành lập công ty tại Malaysia thì công ty sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của Malaysia là Suruhanjaya Syarikat Malaysia (viết tắt là SSM, tên tiếng Anh là Companies Commission of Malaysia) hay còn gọi là Ủy ban đăng ký công ty của Malaysia. Khi được sự chấp thuận của SSM thì nhà đầu tư Việt Nam được kinh doanh đầu tư tại Malaysia.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-tai-malaysia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét