Khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Thái Lan

Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những sự khác biệt nhất định bởi vậy khi các hành động có liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và dưới sự điều chỉnh của các nước thì xảy ra rất nhiều vấn đề. Các doanh nghiệp hầu hết đều gặp phải vấn đề pháp lý khi đầu tư tại nước sở tại. Với các doanh nghiệp Việt khi đầu tư một số ngành nghề tại Thái Lan thì cũng đã có sự tiến bộ hơn, vì chính phủ 2 nước này đã có những quy định có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên thì những rắc rối về tranh chấp, giấy phép hay bản quyền vẫn là những khó khăn lớn cho doanh nghiệp nước ta.

Khó khăn về tiếp cận chính sách hỗ trợ đầu tư và văn hóa tại Thái Lan

  • Việc quản lý và đưa ra những lợi ích và sự hỗ trợ lớn nhất cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư ra nước ngoài vẫn còn những sự hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp muốn đầu tư đều phải tốn thời gian để hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép.
  • Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên cũng như người lao động ở nước sở tại. Sự khác biệt lớn này sẽ làm cho các nhân viên cũng như những người lao động trực tiếp tại nước sở tại khó mà có thể hòa thuận và làm việc, hỗ trợ nhau tốt nhất trong công việc được, từ đó sẽ làm giảm năng suất lao động và chất lượng của công việc.
Khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Thái Lan
Khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Thái Lan

Khó khăn chênh lệch về trình độ, kĩ năng khi đầu tư tại Thái Lan

Đây là vấn đề hết sức cấp thiết và gây ra nhiều sự hoang mang cho các doanh nghiệp Việt khi đầu tư sang Thái Lan. Bởi sự chênh lệch này của những người lao động tại nước sở tại sẽ tạo ra sự phức tạp nhất định, gây vướng mắc và khó khăn trong quá trình sản xuất và triển khai công việc kinh doanh.

Khó khăn, hạn chế đối với các quyền của nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan

Các quyền của người nước ngoài ở Thái Lan có xuất phát điểm từ luật trong nước của quốc gia này. Và các quyền cũng như các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan cũng dựa trên đặc điểm này. Mặc dù luật quốc tế và các điều ước song phương áp đặt cho Thái Lan một số nghĩa vụ đối với người nước ngoài thường trú ở đây. Nhìn chung, người nước ngoài có những quyền cơ bản giống như người Thái Lan, trừ trường hợp một quyền nào đó rõ ràng là chỉ dành riêng cho người Thái Lan hoặc không dành cho người nước ngoài hoặc hạn chế dành cho người nước ngoài.

  • Người nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Thái Lan bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh như: Ngân hàng thương mại, đánh bắt thuỷ sản, hàng không, vận tải thương mại, xuất khẩu hàng hoá, khai thác mỏ V.V.. Sự hạn chế này được quy định ở nhiều văn bản pháp luật.
  • Về việc làm: Luật việc làm nước ngoài năm 1972 liệt kê các việc làm chỉ dành riêng cho người Thailand, bao gồm các nghề dịch vụ như kế toán, kiến trúc, xây dựng công trình, sản xuất hàng thủ công truyền thống của Thailand. Luật cũng quy định rằng tất cả những người nước ngoài làm việc ở Thailand, với những ngoại lê có giới hạn, phải có giấy phép làm việc do Bộ lao động và phúc lợi xã hội cấp.
  • Về sở hữu đất đai: Thông thường, người nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài không được phép sở hữu đất đai ở Thái Lan. Theo Bộ luật đất đai sửa đổi, nhà đầu tư nước ngoài nếu đầu tư tối thiểu một khoản tiền tương đương 1 triệu USD sẽ được phép mua 1.600 m2 đất ở với sự đồng ý của Bộ nội vụ. Các công ti kinh doanh dầu mỏ được phép sở hữu đất đai phục vụ cho các hoạt động của mình.
  • Về trưng thu và bồi thường: Tài sản tư nhân có thể bị trưng thu vì mục đích công cộng phù hợp với pháp luật Thái Lan và được bồi thường theo thủ tục chặt chẽ. Trên thực tế, điều này hiếm khi xảy ra.

Dịch vụ tư vấn đầu tư từ Việt Nam sang Thái Lan

  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Thái Lan;
  • Nhận tài liệu, thông tin từ quý khách liên quan đến thủ tục đầu tư sang Thái Lan; 
  • Soạn và hoàn thiện hồ sơ đầu tư sang Thái Lan: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưVisa đầu tư…;
  • Nộp hồ sơ đầu tư sang Thái Lan tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Làm việc với người và cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đầu tư sang Thái Lan;
  • Nhận kết quả và bàn giao khi thực hiện xong thủ tục đầu tư sang Thái Lan.

Siglaw luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục đầu tư sang Thái Lan. Xin vui lòng liên hệ Siglaw để được tư vấn cụ thể.

Điện thoại: (+84)961366238

Email: vphn@siglaw.com.vn

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Thái Lan” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/kho-khan-thuong-gap-khi-dau-tu-vao-thai-lan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...