Đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang Trung Quốc ra sao? Chi phí mở doanh nghiệp ở Trung Quốc là bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Siglaw giải đáp chi tiết trong bài viết này:
Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt mức 194,3 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 7 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5, cũng như thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên toàn cầu.
Đặc biệt, sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc cũng được thúc đẩy bởi việc hai nước tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP, có hiệu lực từ ngày 1/01/2022, tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia vào các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực. Hiệp định này nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên RCEP, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc.
Sự gia tăng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế cho cả hai bên mà còn tạo nền tảng cho việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như đầu tư, công nghệ, du lịch và văn hóa. Điều này đồng thời cũng đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp của cả hai quốc gia khi cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh tích hợp kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng.
Hồ sơ và quy trình đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc
Quy trình 1: Xin phép cấp đầu tư sang Trung Quốc
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thành công tại Trung Quốc, nhà đầu tư cần lưu ý đảm bảo chuẩn bị 03 bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư sang Trung Quốc;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư để quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc dễ dàng hơn;
- Nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư sang Trung Quốc theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Để xin được văn bản này nhà đầu tư lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc
Quy trình 2: Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc theo quy định Pháp luật hiện nay
Nhà đầu tư cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện được đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Trung Quốc
- Tên của Công ty: nộp đơn xin chấp thuận của Cục quản lý Công nghiệp và Thương mại địa phương (AIC)
- Vốn pháp định: Công ty mở tài khoản ngân hàng sau đó tiến hành nộp vốn ban đầu vào tài khoản đó rồi yêu cầu ngân hàng xác nhận.
- Giấy phép kinh doanh tạm thời: xin giấy phép kinh doanh tạm thời trong thời gian doanh nghiệp chờ góp đầy đủ vốn pháp định.
- Giấy phép kinh doanh bắt buộc
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét