1 Số lưu ý khi đầu tư tại Nhật Bản

 Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với dân số trên 126 triệu người. Thị trường tiêu dùng của Nhật rất đáng kể và tiềm năng, tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp. Vì vậy để có thể kinh doanh ở Đất Nước Mặt Trời Mọc này thì nhà đầu tư cần phải nắm rõ 1 số lưu ý khi đầu tư tại Nhật Bản trong bài viết dưới đây:

Lưu ý về đặc điểm thị trường đầu tư tại Nhật Bản

Mặc dù Nhật Bản theo đuổi chính sách thương mại tự do và cắt giảm thuế quan theo quy định của WTO, nhưng quốc gia này vẫn áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Mặc dù hàng hóa thông thường được nhập khẩu tự do vào Nhật Bản, Chính phủ áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu và yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh lương thực, hàng hóa trái thuần phong mỹ tục hoặc vi phạm quy định về sáng chế, và nhiều quy định khác.

1 Số lưu ý khi đầu tư tại Nhật Bản
1 Số lưu ý khi đầu tư tại Nhật Bản

Nhập khẩu vào Nhật Bản

Các hàng hóa nước ngoài muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao. Đối với hàng nông, lâm, thủy sản, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và các tiêu chuẩn GAP, HACCP hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) phải được tuân thủ. Đối với hàng công nghiệp, sản phẩm phải tuân thủ quy cách, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về ghi nhãn và các quy định trong tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS). Những lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, và hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường kiểm tra hàng hóa với tần suất và mức độ cao hơn trong các lần sau, gây phiền toái và tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Hệ thống phân phối hàng hóa

Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản được xem là phức tạp với một cấu trúc truyền thống có tuổi đời lâu, với nhiều cấp độ và chức năng riêng biệt. Ví dụ, có các chuỗi siêu thị ở Nhật Bản không nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà chỉ mua hàng từ các nhà bán buôn trung gian hoặc từ các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản. Mặc dù điều này có thể làm tăng chi phí cho các siêu thị (so với việc mua hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài), nhưng đây là một đặc điểm mang tính lâu đời khó thay đổi trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải thiết lập mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản. 

Thị hiếu tiêu dùng ở Nhật Bản

Thị hiếu tiêu dùng ở Nhật từ lâu đã chú trọng đến chất lượng khi mua hàng. Người dân Nhật luôn đặt chất lượng là yếu tố hàng đầu, đặc biệt đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Họ yêu cầu các sản phẩm phải có chất lượng tốt, bao gồm cả các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, người Nhật cũng quan tâm đến giá cả, thiết kế, kích thước, màu sắc và tính năng của sản phẩm. Xem thêm: Lý do nên đầu tư sang Nhật Bản

Lưu ý về ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Nhật Bản

Khi đầu tư kinh doanh sang Nhật Bản, các nhà đầu tư cần lưu ý tuân thủ các quy định về các ngành nghề bị cấm, hoặc có điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại điều 6 và điều 53 Luật đầu tư 2020 bao gồm các ngành nghề sau đây:

Theo điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

  1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
  2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Theo Điều 6, các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

  1. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  2. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  3. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  4. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  2. g) Kinh doanh pháo nổ;
  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, điều 54 cũng quy định các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: 

“a) Ngân hàng;

  1. b) Bảo hiểm;
  2. c) Chứng khoán;
  3. d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản”

Theo pháp luật Nhật Bản, một số ngành nghề kinh doanh sau đây nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế đầu tư bao gồm: phát thanh, truyền hình, viễn thông; hàng không, giao nhận hàng hóa ủy thác, vận chuyển nội địa; vũ khí, máy bay, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và các ngành khác có tầm quan trọng chủ yếu đối với an ninh quốc gia.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/luu-y-khi-dau-tu-tai-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...