Các thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản

Nhật Bản, một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Với sự phát triển vượt bậc trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, ô tô, dược phẩm và du lịch, Nhật Bản mang đến nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công trong việc đầu tư sang Nhật Bản, nhà đầu tư cần nắm rõ trình tự và thủ tục cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua các bước cần biết để đầu tư thành công sang Nhật Bản.

Quy trình thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản

Quy trình thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản
Quy trình thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản

Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam đảm bảo đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án

  • Không thuộc ngành cấm đầu tư tại điều 6 và Điều 53 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng điều kiện đối với ngành có điều kiện.
  • Có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản (Do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng không phải tất cả các dự án đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản đều cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư hay không phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, mức độ ảnh hưởng và mức độ đặc thù của dự án dẫn tới việc cần xin ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên, với hoạt động đầu tư sang Nhật Bản thì yếu tố quyết định đến việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư liên quan đến chủ yếu đến vốn đầu tư, cụ thể: 

“Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  2. a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  3. b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  4. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  5. a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  6. b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.”

Như vậy, nếu dự án đầu tư sang Nhật Bản không thuộc các trường hợp kể trên thì sẽ không phải làm thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Văn bản đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản; Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư gồm; Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (thường là báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư); Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép; Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư sang Nhật Bản và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản của doanh nghiệp nhà nước); văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư sang Nhật theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thu-tuc-dau-tu-tu-viet-nam-sang-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...