Thành lập công ty tại Nhật Bản: Visa, Hồ sơ, thủ tục từ A-Z

Một trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất chính là Nhật Bản. Vì thế, khi nhắc tới nguồn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thì không thể không nhắc tới nguồn vốn ODA. Vậy, khi Nhật Bản đã có những hoạt động đầu tư vào nước mình, thì những nhà đầu tư nước ngoài như Việt Nam cần làm gì khi muốn đầu tư thành lập công ty tại Nhật Bản, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

Vì sao nên chọn Nhật Bản đề đầu tư?

  • Đầu tiên, Nhật Bản có sức tiêu thụ lớn nên sẽ giúp đem lại lợi nhuận to lớn cho các nhà đầu tư sang Nhật
  • Thứ hai, là một cường quốc, một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới về công nghệ cao, kinh tế Nhật Bản phát triển rất ổn định, giúp những nhà đầu tư từ các quốc gia kém phát triển hơn Nhật Bản có thể học hỏi những kinh nghiệm và áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình. 
  • Thứ ba, sự đổi mới vượt bậc trong nông nghiệp kỹ thuật số cũng đem lại những lợi ích, những kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam
  • Thứ tư, môi trường kinh doanh và pháp lý rõ ràng, chi tiết cũng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu khó khăn khi lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản.
  • Cuối cùng, những nhân lực có chuyên môn cao và sự tận tâm, tỉ mỉ trong công việc sẽ trở thành các nhân viên xuất sắc khi làm việc cho những nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam. 

Thành lập công ty tại Nhật Bản: Visa, Hồ sơ, thủ tục từ A-Z

Có các hình thức đầu tư kinh doanh nào tại Nhật Bản?

Khác với việc thành lập chi nhánh thì văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp, cũng không thể tự đứng ra mở tài khoản ngân hàng, hay thuê bất động sản ở Nhật Bản. Chỉ có thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản bằng vốn đầu tư nước ngoài hoặc người đại diện của văn phòng đại diện với vai trò cá nhân được ủy quyền mới có quyền đứng ra ký kết và thực hiện những hoạt động này.  Những hoạt động mà văn phòng đại diện tại Nhật Bản được phép làm có thể kể đến như điều tra thị trường, mua sắm hàng hóa, tuyên truyền quảng cáo, thu thập thông tin,…  Vì vậy, liên quan tới hoạt động đầu tư kinh doanh, có thể phân loại thành các hình thức đầu tư sau: 

Đầu tư thông qua thành lập công ty tại Nhật Bản theo hình thức pháp nhân

Cũng có điểm tương đồng với Việt Nam, những loại hình pháp nhân khi thành lập công ty tại Nhật Bản gồm 4 loại phổ biến: 

Ngoài ra, đầu tư sang Nhật Bản cũng có thể được thực hiện bởi các hình thức khác như: 

  • Thành lập công ty con. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản bằng hình thức công ty con như cổ phần hoặc TNHH theo quy định của Luật Công ty tại Nhật Bản. Có lẽ bởi cùng hệ thống luật Civil law nên giống với Việt Nam, công ty nước ngoài chỉ cần chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của công ty con với trên phương diện là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cũng có thể thành lập công ty tại Nhật Bản. 
  • Liên doanh với các công ty đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp Nhật Bản hoặc doanh nghiệp Nhật Bản nội địa. Luật Doanh nghiệp Nhật Bản thừa nhận công ty hợp danh và công ty hợp vốn là pháp nhân, vậy nên hình thức đầu tư này khi thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản là hoàn toàn khả thi. 

Đầu tư thông qua thành lập chi nhánh tại Nhật Bản

Một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thường xuyên tại Nhật Bản phải thực hiện đăng ký theo Luật Công ty 2005 (Companies Act 2005). Cụ thể, ít nhất cần phải đăng ký 01 trong các hình thức dưới đây:

  • Đăng ký tổ hợp tác;
  • Đăng ký thành lập chi nhánh;
  • Đăng ký pháp nhân Nhật Bản hoặc;
  • Đăng ký bổ nhiệm người đại diện tại Nhật Bản.

Tiêu biểu nhất là thành lập công ty tại Nhật Bản dưới hình thức mở chi nhánh bởi sự tiện lợi, dễ dàng trong thủ tục thành lập loại hình đầu tư này cũng như khả năng mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản bằng danh nghĩa chi nhánh. Tuy vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, nên trách nhiệm liên quan tới quyền và nghĩa vụ từ các hoạt động của chi nhánh sẽ thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả trách nhiệm về các khoản nợ và khoản thu phát sinh từ hoạt động của những chi nhánh này.   Vậy có đa dạng hình thức đầu tư kinh doanh vào Nhật Bản, mỗi một hình thức đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích của công ty mà các doanh nghiệp có thể chọn ra hình thức đầu tư kinh doanh phù hợp.  

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...