Thành lập công ty tại Singapore: Điều kiện, Hồ sơ & Thủ Tục

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống kê của ACRA ( hay còn gọi là cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore) thì có khoảng hơn 60,000 công ty mới mở được thành lập ở Singapore hàng năm. Thành lập doanh nghiệp tại Singapore được phát triển nhanh chóng, thuận tiện, công bằng và văn minh.

Hiện nay ngày càng nhiều doanh nhân muốn gia nhập thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về trình tự, thủ tục giữa các nước nên nhiều cá nhân, pháp nhân vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc không biết nên bắt đầu từ đâu hay đôi khi vẫn xảy ra một số sai sót. Hãy cùng SigLaw giúp các doanh nhân tiếp cận từng bước một trong việc đầu tư thành lập công ty tại Singapore trong bài viết này nhé:

Những điều kiện cần thiết để đầu tư sang Singapore

  • Khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia nơi sẽ tiếp nhận đầu tư cụ thể là Singapore và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 
  • Nhà đầu tư cần đảm bảo không thực hiện dự án kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm đầu tư, kinh doanh.
  • Nhà đầu tư cần chứng minh đủ năng lực tài chính về ngoại tệ (đối với cá nhân cần có sao kê ngân hàng còn đối với pháp nhân cần bản báo cáo tài chính trong vòng 02 năm trở lại kể từ thời điểm muốn thành lập công ty ở Singapore có vốn đầu tư nước ngoài) 
  • Trường hợp nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài lớn hơn 20 tỷ đồng cần có văn bản chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước.
  • Nhà đầu tư cần có giấy quyết định đầu tư ra nước ngoài 
  • Nhà đầu tư cần có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Điều kiện, Hồ sơ, Thủ tục để thành lập công ty tại Singapore
Điều kiện, Hồ sơ, Thủ tục để thành lập công ty tại Singapore

Điều kiện để thành lập công ty tại Singapore

Một vài thông tin cơ bản cần biết trước khi thành lập công ty tại Singapore:

Tên công ty: Nhà đầu tư cần được ACRA duyệt qua tên đề xuất trước khi thành lập doanh nghiệp tại Singapore.

Giám đốc điều hành mang quốc tịch Singapore: Mỗi công ty cần bổ nhiệm ít nhất một giám đốc cư trú (còn gọi là giám đốc địa phương). ACRA cho phép bổ nhiệm giám đốc cư trú cho các đối tượng sau:

  • Công dân địa phương
  • Người thường trú Singapore (PR)
  • Chủ thẻ EntrePass Singapore
  • Người có Thẻ lao động (EP) hoặc Thẻ phụ thuộc (DP) hợp lệ. Lưu ý rằng cần có Thư phê duyệt (LOC) nếu người nắm giữ thẻ EP muốn trở thành giám đốc.

Giám đốc là người nước ngoài: Sau khi đã đề cử giám đốc điều hành, nhà đầu tư có thể bổ nhiệm không giới hạn số lượng giám đốc cư trú và giám đốc nước ngoài. Cả giám đốc cư trú và giám đốc nước ngoài đều phải đủ 18 tuổi và không có bất kỳ lệnh trừng phạt nào trong quá khứ.

Cổ đông: Một công ty có giới hạn trách nhiệm theo cổ phần có thể có tối đa 50 cổ đông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cổ đông có thể gồm người hoặc tổ chức. Doanh nghiệp được phép có 100% cổ đông nước ngoài. 

Vốn điều lệ : Nhà đầu tư cần phải có tối thiểu 1 SGD vốn để đăng ký công ty tại Singapore. Không có yêu cầu tối thiểu vốn chủ sở hữu đã thanh toán. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng tùy từng ngành nghề khác nhau mà có mức vốn điều lệ tối thiểu khác nhau.

Thư ký công ty: Nhà đầu tư cần phải bổ nhiệm một thư ký trong công ty trong vòng sáu tháng sau khi đăng ký công ty tại Singapore. Giám đốc và cổ đông không được chọn làm thư ký công ty. 

Trụ sở công ty: Nhà đầu tư cần đặt một địa chỉ doanh nghiệp khi thành lập công ty ở Singapore lưu ý không được đặt địa chỉ tại PO Box (hay còn gọi là hộp thư bưu điện) 

2 Giai đoạn cơ bản để thành lập công ty tại Singapore

Thực hiện các hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Singapore

Một số giấy tờ mà nhà đầu tư cần phải chuẩn bị để nộp cho Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ hồ sơ bản gốc và 02 bộ hồ sơ bản sao. 

  • Văn bản đăng ký đầu tư sang Singapore;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư sang Singapore;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ở Singapore theo quy định của pháp luật nếu thuộc các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đồng thời lấy ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước nếu vốn đầu tư dự kiến chuyển sang Singapore lớn hơn 20 tỷ đồng trở lên.

Nếu hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Singapore cần sửa đổi bổ sung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo đến nhà đầu tư. Nhà đầu tư tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Singapore cho Nhà đầu tư. Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Singapore đã hợp lệ và không cần sửa đổi, bổ sung.

Thời gian: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 61 Luật Đầu tư 2020: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế mà thời gian cấp phép sẽ dài hơn trong quy định, phụ thuộc vào quá trình thẩm định hồ sơ, yêu cầu giải trình/ bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước (nếu có). Thời gian cấp phép thực tế thường là khoảng 02 tháng kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ. 

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-singapore.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...