Tư vấn đầu tư ra nước ngoài: 1 số hình thức & Hồ sơ, Thủ tục

Đầu tư ra nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích như được tiếp cận nhiều công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân lực, mở rộng thị trường kinh tế…Tuy nhiên để có thể đầu tư tại một quốc gia khác thì nhà đầu tư cần nắm rõ những điều kiện pháp luật đã quy định cũng như hồ sơ, thủ tục & hình thức đầu tư….Trong bài viết tư vấn đầu tư ra nước ngoài dưới đây Siglaw sẽ giới thiệu chi tiết đến quý bạn đọc để giải đáp các thắc mắc xoay quanh chủ đề đầu tư ra nước ngoài đối với cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một quá trình chuyển vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận hoặc bất kỳ một mục đích sinh lời khác vì thế các chủ thể đầu tư sẽ bị điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật của nước tiếp nhận.

Việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài được quy định rõ tại khoản 13 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Trong bối cảnh kinh tế phát triển toàn cầu hiện nay, nhu cầu hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng lên thì nhu cầu về hoạt động đầu tư giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Có rất nhiều quy định pháp luật khác nhau quy định và điều chỉnh riêng đối với hoạt động đầu tư này. Ở Việt Nam, các quy định được xoay quanh Luật đầu tư 2020 và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Hình thức & thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Hình thức & thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Các quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, có một số văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư ra nước ngoài và đang có hiệu lực như:

  1. Luật Đầu tư 2020.

  2. Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

  3. Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  4. Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

Ngoài các Luật, nghị định và thông tư trên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn điều điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại quốc tế song phương, đa phương hay các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khác.

Xu hướng đầu tư ra nước ngoài những năm gần đây

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2021, tổng vốn đầu tư mới ra nước ngoài  đạt tới 409 triệu USD, trong đó có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới. Đã tăng 28.6% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022, có 109 dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới, tổng số vốn đăng ký đạt 426,6 triệu USD và đã tăng 78,7% số dự án và 4,3% tổng số vốn so với cùng kỳ năm 2021. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, Việt nam đã có tổng mức đầu tư bao gồm cả cấp mới và điều chỉnh đạt 534 triệu USD. Trong đó có 109 dự án đầu tư được cấp mới.

Các ngành nghề mà nhà đầu tư Việt Nam có xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất tập trung ở 14 ngành nghề, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sau đó là bất động sản, các ngành bán buôn, bán lẻ, các hoạt động khai khoáng… Các ngành nghề được tập trung đầu tư nhiều nhất gần đây chính là ngành nghề về khai khoáng, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Các nguồn vốn đầu tư tập trung ở 29 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dẫn đầu là Singapore, tiếp theo sau chính là Lào, Úc, Mỹ, Đức…

Với các số liệu được tổng hợp và phân tích trên cho thấy rằng, qua các năm gần đây, mặc dù có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và những khó khăn được dự đoán hậu Covid, tuy nhiên, xu hướng và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài vẫn rất lớn và có phần gia tăng mạnh hơn cùng sự phát triển nóng hổi của thị trường.

45 Video tổng hợp về đầu tư ra nước ngoài (Lào, Singapore, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc) mời các bạn theo dõi

Các hình thức chính khi đầu tư ra nước ngoài

Tại nội dung quy định về các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

  1. Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.
  3. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
  4. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Đầu tư gián tiếp bằng việc mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Đối với hình thức đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư cần có dự án đầu tư, và thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bộ KHĐT, cần đáp ứng được các điều kiện về tỉ lệ sở hữu vốn và các điều kiện khác theo từng mã ngành hoạt động khác nhau ngay từ trước khi thành lập tổ chức kinh tế. Các nhà đầu tư Việt Nam cần nắm được các quy định pháp luật trong nước và nước tiếp nhận đầu tư về hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, cùng các Điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên, hay các Hiệp định thương mại khác có liên quan.

Có 2 cách thành lập tổ chức kinh tế:

  1. Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
  2. Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng ta sẽ rất dễ dàng bắt gặp các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo hình thức đầu tư này, nó có thể thấy là hình thức đầu tư phổ biến nhất, và đa dạng nhất. Một số lĩnh vực đầu tư như khai khoáng, nông nghiệp, nhà hàng, thương mại, sản xuất, hay tư vấn….  và hiện nay, xu hướng đầu tư đi các quốc gia cũng ngày càng tăng lên, không giới hạn về địa lý hay lĩnh vực ngành nghề hoạt động, một số quốc gia tập trung như Lào, Campuchia, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hong Kong hay Malaisia….

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...