3 Nguyên tắc khi soạn thảo điều lệ công ty cổ phần

Hoạt động của mỗi công ty cổ phần đòi hỏi phải có bản Điều lệ riêng. Dù pháp luật cho phép Điều lệ được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng công ty, Điều lệ vẫn phải tuân thủ các quy định pháp lý chung. Cụ thể, khi soạn thảo Điều lệ, doanh nghiệp không được vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Kế toán hay Bộ luật Lao động. Tuy vậy, một số doanh nghiệp gặp khó khi lập Điều lệ tuân thủ đầy đủ các quy định đó.

Khái niệm về Điều lệ công ty cổ phần

Công ty cổ phần chiếm ưu thế trong cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam. Điều lệ công ty cổ phần là thỏa thuận ràng buộc các thành viên về hoạt động và quản trị công ty. Cụ thể, điều lệ quy định cách thức góp vốn, tổ chức bộ máy, điều hành kinh doanh và các vấn đề liên quan khác. Điều lệ phải được các thành viên sáng lập, cổ đông thông qua và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, điều lệ bao gồm nội dung lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp và sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Các nguyên tắc soạn thảo Điều lệ công ty cổ phần

Khi soạn thảo Điều lệ công ty cổ phần, cần lưu ý các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Điều lệ được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận của các bên trong khuôn khổ pháp luật. Các điều khoản không được vi phạm quyền lợi của bất kỳ bên liên quan nào.

Thứ hai, Điều lệ bắt buộc phải đầy đủ những nội dung chủ yếu như pháp luật quy định, liên quan mật thiết tới hoạt động công ty.

Thứ ba, toàn bộ nội dung Điều lệ cần được sự đồng thuận của tất cả thành viên sáng lập. Điều này thể hiện Điều lệ dựa trên ý chí chung của những người sáng lập.

3 Nguyên tắc khi soạn thảo điều lệ công ty cổ phần
3 Nguyên tắc khi soạn thảo điều lệ công ty cổ phần

Các nội dung bắt buộc trongkhi soạn thảo điều lệ công ty cổ phần

Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020, nhà nước quy định các nội dung phải có khi soạn thảo Điều lệ công ty, trong đó có công ty cổ phần, cụ thể như sau:

Thông tin cơ bản của công ty cổ phần

  • Thông tin về tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty. Nếu có chi nhánh và văn phòng đại diện thì cũng ghi rõ tên và địa chỉ;
  • Các ngành nghề kinh doanh của công ty với tên và mã ngành kinh doanh cụ thể.

Thông tin về vốn và cổ phần của công ty

  • Vốn điều lệ, bao gồm tổng số cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần;
  • Thông tin chi tiết về các cổ đông sáng lập: Họ tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số cổ phần nắm giữ và mệnh giá. Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 1 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách sáng lập;
  • Công ty cổ phần mới thành lập cần có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty

  • Quyền chung của cổ đông như tham gia Đại hội, nhận cổ tức và chuyển nhượng cổ phần. Cổ đông cũng có quyền được nhận tài sản khi giải thể hoặc phá sản công ty;
  • Quyền của cổ đông lớn và nhóm cổ đông lớn;
  • Nghĩa vụ của cổ đông gồm nộp tiền mua cổ phần đăng ký, tuân thủ Điều lệ và quy chế nội bộ, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Những nội dung khác bắt buộc trong Điều lệ công ty cổ phần:

  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình quản trị công ty;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ và trích lập các quỹ;
  • Các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần;
  • Trường hợp và trình tự giải thể, thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương thưởng, thù lao của người quản lý;
  • Thể thức thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và các quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Thông tin về số lượng, chức danh quản lý, phân chia quyền và nghĩa vụ của một hoặc hơn một người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nguyen-tac-khi-soan-thao-dieu-le-cong-ty-co-phan.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...