Thành lập doanh nghiệp có vốn Đài Loan tại Vũng Tàu

Trong nhiều năm qua, Đài Loan luôn đứng hàng đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư lớn nhất vào Bà Rịa Vũng Tàu. Đồng thời, Đài Loan cũng là quốc gia có nhiều dự án quy mô lớn tại đây. Vì vậy, trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn Đài Loan tại Vũng Tàu

Thuận lợi cho nhà đầu tư Đài Loan khi đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu

Thứ nhất, Bà Rịa-Vũng Tàu có thế mạnh vượt trội về du lịch. Với lợi thế về tự nhiên, Bà Rịa-Vũng Tàu được Chính phủ quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khí đặc biệt là ngành hóa dầu. Tỉnh cũng được quy hoạch trở thành một vùng du lịch với lợi thế hơn 300km bờ biển. Trong đó có những bờ biển đặc biệt như Côn Đảo và đường bờ biển dài khoảng 100km từ Vũng Tàu tới Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), có thể tắm biển quanh năm.

Thứ hai, Bà Rịa-Vũng Tàu có hệ thống giao thông liên vùng thông suốt. Trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thì sân bay Côn Đảo được Chính phủ quy hoạch đầu tư thành sân bay cấp 4A, các tàu bay cỡ lớn sẽ đáp được xuống sân bay Côn Đảo thay vì chỉ loại máy bay nhỏ như hiện nay. Bà Rịa-Vũng Tàu rất thuận lợi vì ở gần sân bay Quốc tế Long Thành, hệ thống giao thông kết nối tương lai rất tốt, hệ sinh thái tốt.

Thứ ba, Bà Rịa-Vũng Tàu có những lợi thế so với nơi khác. Đó là hệ thống khí gas và cảng hàng lỏng, cảng để nhập hàng lớn. Thứ hai là cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải có những chuyến hàng trực tiếp đi châu Âu và châu Mỹ. 70% sản lượng nguyên vật liệu thép trong các ngành công nghiệp cơ bản nằm ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, Bà Rịa-Vũng Tàu gần TP.HCM – Trung tâm tài chính, kinh tế năng động nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng đóng góp gần 40% GDP của cả nước.

Thành lập doanh nghiệp có vốn Đài Loan tại Vũng Tàu
Thành lập doanh nghiệp có vốn Đài Loan tại Vũng Tàu

Điều kiện thành lập doanh nghiệp vốn Đài Loan tại Vũng Tàu

Để đầu tư kinh doanh vào Việt Nam, nhà đầu tư Đài Loan phải đáp ứng các điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các điều kiện tiếp cận thị trường khi kinh doanh các ngành, nghề thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường như sau.

Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài

Gồm 25 ngành, nghề như: Dịch vụ điều tra và an ninh; Đánh bắt hoặc khai thác hải sản; Các dịch vụ hành chính tư pháp bao gồm: Dịch vụ công chứng; Dịch vụ thừa phát lại; Dịch vụ đấu giá tài sản; Dịch vụ của quản tài viên; Dịch vụ giám định tư pháp;… Đối với các ngành, nghề thuộc nhóm này, nhà đầu tư không được thành lập doanh nghiệp vốn Đài Loan để kinh doanh.

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài

Nhóm này gồm có 59 ngành, nghề như: Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ lai dắt tàu biển; Hoạt động thương mại điện tử; Dịch vụ liên quan đến gia đình; Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch, … Đối với các ngành, nghề thuộc nhóm này, nhà đầu tư Đài Loan được phép đầu tư thành lập doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi ngành, nghề.


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-dai-loan-tai-vung-tau.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...