Thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Hải Phòng

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn và quan trọng vủa Việt Nam, nằm ở phía Đông Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 102 km về phía đông nam. Vị trí địa lý chiến lược của Hải Phòng đã biến tỉnh này thành một trung tâm kinh tế và thương mại quan trọng tại Việt Nam. Hải Phòng nằm ở ven biển. Hải Phòng sở hữu hệ thống 52 cảng biển trên toàn tỉnh – cảng biển lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế và thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới – và đưa Hải Phòng trở thành trung tâm quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu và logistics.

Ngoài thế mạnh là hàng hải, Hải Phòng còn có sân bay quốc tế Cát Bi, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông hàng không và kết nối với các thị trường quốc tế. Ngoài ra, thành phố này cũng có một hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt phát triển, kết nối Hải Phòng với các tỉnh thành xung quanh.

Về kinh tế, Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Thành phố này có sự đa dạng trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp, bao gồm sản xuất ô tô, điện tử, thuỷ sản và nhiều ngành khác. Hải Phòng cũng xây dựng, phát triển một số khu công nghiệp lớn và cụm công nghiệp lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế đầu tư và sản xuất.

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang thực hiện dự án đầu tư tại Hải Phòng, đáng chú ý là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đạt 5,23tỉ USD tính đến tháng 6/2023, với 151 dự án. Số vốn Nhật Bản đầu tư vào Hải Phòng chiếm tới 20,4% tổng số vốn FDI trên toàn thành phố và đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Hải Phòng.

Lý do các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào thành phố Hải Phòng

Hệ thống cơ sở giao thông, hạ tầng phát triển mạnh

Chính quyền Hải Phòng từ lâu đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng bao gồm cầu đường, cảng biển, sân bay quốc tế. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Với vị trí tự nhiên là nằm cạnh biển Đông, Hải Phòng đã chú trọng phát triển hệ thống cảng biển hiện đại, lớn mạnh tại địa phương và hệ thống kho bãi trải rộng khắp các cảng hàng hoá. Đây là những cảng biển chính của phía Bắc Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cung cấp lợi ích lớn cho việc giao thương quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh trong lĩnh vực logistic và vận tải hàng hoá rất ưa chuộng đầu tư.

 Môi trường kinh doanh phù hợp, thân thiện với các nhà đầu tư Nhật Bản

Hải Phòng đã thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với cộng đồng nhà đầu tư Nhật Bản, phát triển các khu dân cư, tiện ích cho người Nhật. Do đó đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Nhật Bản sang làm việc và phát triển kinh doanh

Các tập đoàn lớn của Nhật Bản đã đầu tư và hoạt động tại Hải Phòng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ô tô, điện tử và nhiều ngành khác. Sự hiện diện của các tập đoàn này cung cấp cơ hội hợp tác, hỗ trợ và truy cập vào mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu.

Đội ngũ nhân sự trình độ cao, đa dạng trong các lĩnh vực

Hải Phòng có lực lượng lao động đa dạng và trình độ cao tới từ các trường đào tạo chất lượng tại thành phố và thủ đô Hà Nội tới. Điều này đã tạo cho Hải Phòng lợi thế để các doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm nhân lực có trình độ và kĩ năng cao.

Thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Hải Phòng
Thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Hải Phòng

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn Nhật Bản tại Hải Phòng

Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng kí đầu tư

Trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố Hải Phòng cấp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là tổ chức (giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc tương đương) hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp pháp đối với nhà đầu tư là cá nhân (hộ chiếu,…);
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất nếu thực hiện dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thoả thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Giải trình sử dụng công nghệ nếu như dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-nhat-ban-tai-hai-phong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...