Trong bối cảnh sự toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần trở thành một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp không chỉ mở rộng quy mô mà còn tận dụng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thủ tục thành lập chi nhánh không phải là quá trình đơn giản, đòi hỏi sự nắm vững về các quy định pháp luật cũng như khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng. Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw khám phá quy trình cụ thể và các thành phần hồ sơ cần chuẩn cần chuẩn khi thực hiện quá trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Thành phần hồ sơ khi tiến thành thành lập chi nhánh công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Bản sao nghị quyết và bản sao biên bản họp của của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh đó
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân của người đứng đầu chi nhánh được chứng thực
- Văn bản ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện trong trường hợp Công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục này.
Quy trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị Bộ hồ sơ đầy đủ như đã nêu ở trên để tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh – SKHĐT hoặc tại Ban quản lý KCN nơi chi nhánh đặt địa điểm
Bước 2: Đối với trường hợp lập chi nhánh thuộc thẩm quyền Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Công ty truy cập https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/ và tiến hành nộp hồ sơ online để thuận tiện nhất hoặc nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – SKHĐT nơi chi nhánh đặt địa điểm. Trường hợp thành lập chi nhánh thuộc thẩm quyền Ban quản lý KCN thì Công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp cho Ban quản lý KCN đó.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 4: Sau 3-5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo kết quả bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Các lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần
- Chức Năng Kinh Doanh của Chi Nhánh: Chi nhánh được ủy quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ. Tuy nhiên, cần tuân thủ quy hoạch ngành nghề tại địa phương nếu có yêu cầu cụ thể trong khu vực mà chi nhánh đặt mình.
- Hạch Toán Thuế của Chi Nhánh: Chi nhánh hạch toán thuế theo công ty mẹ. Tùy trường hợp, có thể thực hiện hạch toán độc lập nếu chi nhánh được đăng ký với sự đồng ý của cơ quan quản lý thuế và theo đúng quy định pháp luật.
- Người Đứng Tên Thành Lập Chi Nhánh: Người đứng tên có thể là Giám đốc công ty hoặc bất kỳ chức danh quản lý nào khác, miễn là họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Công ty cổ phần trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
- Việc Khắc Con Dấu Cho Chi Nhánh: Công ty có thể quyết định khắc mới con dấu cho chi nhánh tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của công ty. Quá trình này có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần của công ty luật Siglaw là sự kết hợp của sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, giúp quý khách hàng tiến hành quy trình thành lập và vận hành doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thu-tuc-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-phan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét