Điểm giống & khác nhau của thuế, phí và lệ phí

Thuế, phí, lệ phí là các khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp. Mặc dù mỗi loại đều có khái niệm, đặc điểm riêng nhưng có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn, chưa phân biệt được sự khác nhau của các khoản tiền này. Sau đây, Siglaw xin phân biệt tới quý độc giả sự giống và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí để giúp quý độc giả hiểu rõ về từng loại khoản thu và xác định xem mình có thuộc đối tượng điều chỉnh của thuế, phí hay lệ phí hay không.

So sánh điểm giống & khác nhau của thuế, phí và lệ phí

Điểm giống & khác nhau của thuế, phí và lệ phí
Điểm giống & khác nhau của thuế, phí và lệ phí

Điểm giống nhau

Cả thuế, phí, lệ phí đều là nguồn thu của ngân sách nhà nước, là khoản tiền do người dân nộp vào ngân sách nhà nước.

Thuế, phí, lệ phí đều là những khoản thu bắt buộc mà tổ chức, cá nhân, phải nộp, trừ các trường hợp được miễn thuế, miễn lệ phí được pháp luật quy định.

Mức nộp hoặc xác định số tiền phải nộp do văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyền định.

Điểm khác nhau

Khái niệm

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Một số loại thuế tiêu biểu như: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất,…

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải chi trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí 2015. Một số loại phí thường gặp như: Phí thẩm định, phí kiểm định, phí giám định, án phí,…

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí 2015. Một số loại lệ phí thông dụng như: lệ phí cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân, lệ phí cấp bản sao, lệ phí trước bạ,…


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/diem-giong-khac-nhau-cua-thue-phi-va-le-phi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Myanmar

Mặc dù Myanmar có nền kinh tế phát triển chậm do nhiều yếu tố, bao gồm các hạn chế về đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại chính khôn...