Kiểm toán báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và đồng thời ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế tài chính. Quá trình này không chỉ là một công cụ để đánh giá tính chính xác của thông tin mà các công ty cung cấp cho nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan khác theo quy định pháp luật, mà còn là một loại hình dịch vụ đặc biệt với sản phẩm cuối cùng là kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua các báo cáo tài chính. Vậy mục đích của báo cáo tài chính là gì? Trong kiểm toán báo cáo tài chính cần có những nội dung gì? Hãy cùng Hãng luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Mục đích kiểm toán báo cáo tài chính
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng không
Theo hướng tổng quát, kiểm toán sẽ trực tiếp đưa ra những bằng chứng xác thực, đưa ra được mức độ trung thực của các thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính
Báo cáo tài chính thường được làm minh chứng khách quan cho bên thứ ba, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp và bên thứ ba. Giúp bên thứ ba có thể xác nhận cụ thể nhất về tính trung thực, hợp lý của những thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, có vai trò quyết định sự tin tưởng của họ đối với những doanh nghiệp trong các dự án, hợp tác đầu tư.
Xem thêm:
Những nội dung cần có trong kiểm toán báo cáo tài chính
Hiện tại nội dung của Báo cáo kiểm toán chưa có quy định bắt buộc phải thể hiện các nội dung gì tuy nhiên về cơ bản nội dung của Báo cáo kiểm toán (BCKT) phải thể hiện được các nội dung sau:
(1) Số hiệu và tiêu đề của báo cáo: Số hiệu của Báo cáo kiểm toán phát hành phải được ghi cụ thể. Báo cáo kiểm toán phát hành trong cùng năm của đơn vị được kiểm toán thường được ghi liên tiếp nhau để tiện theo dõi.
(2) Người nhận báo cáo kiểm toán: người nhận Báo cáo kiểm toán thường là: Hội đồng quản trị, Ban (Tổng) Giám đốc, Giám đốc, Nhà đầu tư… tùy thuộc vào mục đích cũng như đơn vị được kiểm toán.
Ngay sau mục người nhận Báo cáo kiểm toán sẽ là phần mở đầu giới thiệu về Báo cáo đã được kiểm toán của đơn vị, ngày lập cũng như số trang của Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính được kiểm toán là gì, niên độ kiểm toán,…
(3) Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán với báo cáo tài chính: Đây có thể được coi là mục cam kết của đơn vị được kiểm toán (hay thành viên chủ chốt) về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
(4) Trách nhiệm của Kiểm toán viên: Sau khi nêu trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, nội dung kiểm toán báo cáo tài chính cần thể hiện được trách nhiệm của Kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán dựa vào quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
(5) Ý kiến kiểm toán: Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đơn vị được kiểm toán.
(6) Ngày lập báo cáo kiểm toán: Ngày lập Báo cáo kiểm toán không được trước ngày đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính và và không được trước ngày thu thập bằng chứng kiểm toán.
(7) Tên công ty kiểm toán và người ký báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán ghi rõ tên công ty Kiểm toán; Người ký Báo cáo kiểm toán phải gồm 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán trong đó có 1 thành viên Ban Giám đốc. Dưới mỗi chữ ký cần ghi rõ họ tên, Số đăng ký hành nghề kiểm toán của Kiểm toán viên đó.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-can-co-nhung-noi-dung-nao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét