Điều kiện thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài

Có dự án đầu tư tại Việt Nam (dự án khả thi) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét

Công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại trong đó lĩnh vực hoạt động của công ty là xây dựng có thể thực hiện độc lập các hoạt động như: ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình và những công việc khác theo ngành nghề mà mình đã đăng ký… 

Pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh tất cả các ngành nghề trừ 06 ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được phép kinh doanh trong ngành nghề đó tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài
Điều kiện thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài

Có năng lực tài chính để triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam 

Để doanh nghiệp có năng lực tài chính để triển khai dự án đầu tư hay không thì doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực tài chính của mình. Nói cách khác đây là xác nhận số dư của doanh nghiệp, mình chứng được tài sản, tiền mặt, nguồn vốn của công ty bằng những hồ sơ, giấy tờ có tính pháp, được pháp luật trong nước và quốc tế công nhận. Có 2 cách để minh chứng năng lực tài chính của doanh nghiệp:

  • Xác nhận số dư qua ngân hàng: Doanh nghiệp có thể tự nộp tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng nếu muốn. Sau khi tiền nộp vào tài khoản doanh nghiệp, có thể in sao kê và xác nhận số dư.
  • Hợp đồng tiền gửi doanh nghiệp với tổ chức tín dụng, ngân hàng về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp: Với dạng hợp đồng này doanh nghiệp có thể thanh toán trước hạn. Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn có thể thực hiện tiền gửi từ khoảng thời gian: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, 36 tháng. 

Có cam kết về nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam về thuế, sử dụng lao động địa phương, sử dụng đất… 

Cam kết là sự ràng buộc đúng theo nội dung mà các bên đã thỏa thuận. Giấy cam kết có giá trị pháp lý giữa các bên ký cam kết, ràng buộc các bên phải tuân thủ theo nội dung các bên đã cam kết. Trong trường hợp nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Từ đó mất đi các lợi ích, tổn thất thực tế vì không tuân thủ theo nội dung cam kết thực hiện, có thể gây ra thiệt hại cho đối tác. 

Đối với công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài việc ký cam kết thuế, sử dụng lao động địa phương, sử dụng đất,… có tác dụng ràng buộc, bảo đảm rằng doanh nghiệp sẽ luôn thực hiện theo đúng những gì doanh nghiệp đã hứa về cam kết đối với thuế hay sử dụng đất;… 


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-xay-dung-100-von-nuoc-ngoai.html

#congtyluatsiglaw.

Hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được rất nhiều NĐT đặc biệt quan tâm hiện nay. Hiệu đính thông tin trên giấy phép đầu tư là việc nhà đầu tư có nhu cầu điều chỉnh lại các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản giấy hoặc bản điện tử trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư do có sự sai lệch so với hồ sơ đăng ký đầu tư ban đầu. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Siglaw sẽ hướng dẫn chi tiết các nhà đầu tư về vấn đề “Hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Khi nào cần hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư?

Trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì GCNĐKĐT có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư có giá trị pháp lý. Khi đó nhà đầu tư cần phải làm thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư cho chính xác.

Nếu các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đã đăng ký trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư có thể đề nghị cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính hiệu đính thông tin trên giấy phép đầu tư cho chính xác.

Hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Văn bản đề nghị hiệu đính thông tin Giấy phép đầu tư theo mẫu A.I.18 quy định tại Phụ lục A Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT; Trong đó nêu rõ: Nội dung đã quy định tại Giấy phép đầu tư đã cấp là gì? Nay đăng ký sửa thành gì? và Lý do cần hiệu đính;

Bản sao giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp.

Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì người làm thủ tục thay phải có một trong các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư và Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả;

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư.

Quy trình thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi đề nghị hiệu đính thông tin cho Ban Quản lý.

Bước 2: Ban Quản lý hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà

đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hieu-dinh-thong-tin-tren-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu.html

#congtyluatsiglaw

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh

Bạn đang quan tâm đến việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình và thủ tục cần thiết để thực hiện điều này. Với sự phát triển đa dạng của dự án đầu tư, việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Từ thẩm quyền điều chỉnh đến thành phần hồ sơ xin điều chỉnh, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này. Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh sẽ giúp bạn tối ưu hóa quyền lợi và hoạt động kinh doanh của dự án.

Giới thiệu về Bắc Ninh là một địa điểm thu hút đầu tư

  • Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý thuận lợi gần Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
  • Tỉnh Bắc Ninh có nền kinh tế đa dạng với các ngành công nghiệp như điện tử, cơ khí, gỗ, dệt may, thực phẩm và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của khu vực.
  • Bắc Ninh là một trong những địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, thu hút nhiều tập đoàn và công ty lớn đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất và công nghệ.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vai trò của nó đối với các công ty FDI

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hay Giấy phép đầu tư) đóng vai trò quan trọng đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, với những điểm cụ thể như sau:

  • Xác định phạm vi và quy mô kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là căn cứ để xác định phạm vi hoạt động kinh doanh và quy mô của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nó liên quan chặt chẽ đến việc triển khai dự án kinh doanh của công ty này.
  • Đóng vai trò trong các hồ sơ liên quan: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một phần quan trọng trong các hồ sơ xin giấy phép xây dựng trên đất dự án, hồ sơ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Đây là những hồ sơ cần thiết để thực hiện dự án và tuân thủ các quy định về xây dựng và bảo vệ môi trường.
  • Quyền góp vốn và chuyển tài sản: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng ghi nhận quyền được góp vốn của nhà đầu tư và cho phép chuyển tài sản góp vốn từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện dự án. Điều này đảm bảo tính minh bạch và pháp lý trong việc góp vốn và quản lý tài sản của công ty đầu tư nước ngoài.
  • Điều kiện để xin hoàn thuế và ưu đãi đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là tài liệu quan trọng để xin hoàn thuế và tận dụng các ưu đãi đầu tư. Khi không tuân thủ các nội dung đã đăng ký trên giấy chứng nhận, nhà đầu tư có thể gặp phải những vướng mắc như không thể chuyển tiền góp vốn, không đủ điều kiện để xin hoàn thuế hoặc không thể tận dụng đầy đủ ưu đãi thuế.

Tóm lại, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và lợi ích của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tận dụng các ưu đãi thuế.

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh

Lý do của việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh

Nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư:

  • Có thể xảy ra khi nhà đầu tư muốn thay đổi hoặc điều chỉnh mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đầu tư.
  • Lý do có thể bao gồm sự thay đổi trong nhu cầu thị trường, mục tiêu kinh doanh, ngành nghề, kinh doanh, công nghệ, hoặc quy mô dự án.

Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư

  • Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho một bên thứ ba.
  • Điều này có thể xảy ra khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền khai thác, hoặc quyền điều hành dự án.

Nhà đầu tư sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án

  • Trong quá trình phát triển, nhà đầu tư có thể quyết định sáp nhập các dự án lại với nhau để tạo ra hiệu quả kinh tế và quản lý tốt hơn.
  • Hoặc ngược lại, nhà đầu tư có thể chia, tách một dự án thành nhiều dự án nhỏ hơn để tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của từng phần.

Nhà đầu tư sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh:

Một lý do khác cho việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là khi nhà đầu tư sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc hợp tác kinh doanh với các bên liên quan.

Nhà đầu tư có những nội dung khác làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Ngoài các lý do đã đề cập, còn có thể có những yếu tố khác như thay đổi cơ cấu vốn, tổ chức quản lý, thay đổi tên dự án, thông tin của nhà đầu tư, hoặc yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước.

Tổng quan, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cần thiết khi có sự thay đổi trong mục tiêu, quy mô, chủ sở hữu, hoặc quản lý dự án đầu tư. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, pháp lý và quyền lợi của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển dự án.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-chinh-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-tai-bac-ninh.html

#congtyluatsiglaw

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Dương

Hải Dương là tỉnh nằm trong hệ thống vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc với nhiều khu công nghiệp phát triển. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi nhà đầu tư, Hải Dương đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Hải Dương sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong quá trình hoạt động nếu có các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư thì cần làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Các trường hợp nhà đầu tư tại Hải Dương phải thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại Điều 41 Luật đầu tư 2020, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ phải được nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh trong các trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi các nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: 

  • Tên dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Mã số dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

  •  Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  •  Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Hải Dương đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư.
  • Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
  • Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu.
  • Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

  • Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai.
  • Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính.
  • Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch.
  • Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Dương
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Dương

Hồ sơ xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Hải Dương

Hồ sơ và thời hạn thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hải Dương (với dự án không phải xin chấp thuận đầu tư):

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư tại Hải Dương.

+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.

+ Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức.

+ Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh:

Điều chỉnh nhà đầu tư: Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

Điều chỉnh vốn đầu tư: Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Quy mô đầu tư, ưu đãi: Đề xuất dự án đầu tư.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-chinh-giay-chung-nhan-dau-tu-tai-hai-duong.html

#congtyluatsiglaw

Thuận lợi khi đầu tư tại Việt nam đối với công ty có vốn Hàn quốc

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nhận được nguồn vốn đầu tư lớn từ Hàn Quốc. Việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 được kỳ vọng sẽ mở ra thời kỳ mới cho hợp tác đầu tư giữa hai nước. Các dự án trong lĩnh vực phát triển chuỗi cung ứng, công nghệ cao, … được dự báo sẽ bùng nổ. Thực tế, Hàn Quốc đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại thị trường này. Theo số liệu, đến năm 2008, Hàn Quốc có 2.114 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 18,952 tỷ USD. Đặc biệt, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2012, dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh.Vậy thuận lợi nào đối với các công ty có vốn Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

8 Thuận lợi khi đầu tư tại Việt nam đối với công ty có vốn Hàn quốc

Theo đánh giá của các chuyên gia, có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc hướng về Việt Nam – quốc gia được ví như một “con hổ mới” của châu Á.

Thứ nhất, Việt Nam sở hữu nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ, đồng thời được đánh giá cao về kỹ năng và tinh thần cần cù, chịu khó. Đây là yếu tố then chốt giúp các công ty Hàn Quốc giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.

Thứ hai, thị trường tiêu dùng rộng lớn với gần 100 triệu dân cũng là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Tầng lớp trung lưu và dân số trẻ tăng nhanh cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao là những đòn bẩy cho sự phát triển.

Thứ ba, tình hình chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào Việt Nam, tránh rủi ro so với các nền kinh tế mới nổi đang biến động.

Thứ tư, chính sách “Hướng Nam Mới” của Hàn Quốc nhằm phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được ưu tiên hàng đầu. Điều này giúp Hàn Quốc giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống là Mỹ và Trung Quốc.

Thứ năm, chính sách mở cửa, cải cách thủ tục hành chính và chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam thúc đẩy đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc chuyển vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam sau căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.

Thứ bảy, các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác thúc đẩy đầu tư, mở rộng quyền lợi cho nhà đầu tư.

Thứ tám, sự gần gũi về văn hóa giữa hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc hoạt động. Những lợi thế này biến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư xứ kim chi.

Thuận lợi khi đầu tư tại Việt nam đối với công ty có vốn Hàn quốc
Thuận lợi khi đầu tư tại Việt nam đối với công ty có vốn Hàn quốc

Đóng góp của các nhà đầu tư Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lên tới hơn 80 tỷ USD (tính đến cuối năm 2022), Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thứ nhất, các doanh nghiệp này đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đặc biệt là sau khi Samsung và LG đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, ngành công nghiệp điện tử chiếm tới 20% giá trị sản xuất công nghiệp.

Thứ hai, các tập đoàn Hàn Quốc giúp hàng trăm doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chẳng hạn như Samsung Việt Nam hiện có 254 nhà cung cấp, tăng đáng kể so với con số 4 vào năm 2014.

Thứ ba, các công ty này có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, ước tính chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, riêng Samsung chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu với hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Thứ tư, các tập đoàn trên tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, với khoảng 8000 công ty và hơn 1 triệu việc làm trực tiếp. Ngoài ra còn tạo ra việc làm gián tiếp ở nhiều lĩnh vực khác.

Thứ năm, các doanh nghiệp Hàn Quốc nâng cao năng lực quản trị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị trong nước.

Nhìn chung, môi trường đầu tư tại Việt Nam tương đối ổn định, pháp luật ngày càng hoàn thiện và có nhiều chính sách ưu đãi. Để tiếp tục thu hút đầu tư từ Hàn Quốc, Việt Nam cần có những cải cách chính sách phù hợp thực tiễn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, …


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thuan-loi-khi-dau-tu-tai-viet-nam-doi-voi-cong-ty-co-von-han-quoc.html

#congtyluatsiglaw

Mẫu hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh [2024]

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hình thức đầu tư đã có từ rất lâu. Khi đầu tư theo hình thức này, các nhà đầu tư chỉ cần ký với nhau một hợp đồng hợp tác nhằm cùng nhau kinh doanh, phân chia lợi ích, sản phẩm trong quá trình kinh doanh mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế. Do vậy, đây là hình thức đầu tư khá linh hoạt và thuận lợi được các nhà đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư nhưng không muốn có sự ràng buộc như khi thành lập một doanh nghiệp mới.

Bài viết dưới đây của Siglaw sẽ chia sẻ về các vấn đề cơ bản liên quan đến mẫu hợp đồng BCC, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 loại hợp đồng song vụ bằng văn bản có xác nhận của các bên khi ký kết hợp tác kinh doanh. Đây chính là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên có trong hợp đồng.

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Vì sao nên lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

🔥Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí do thực hiện dự án đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới cũng như chi phí vận hành sau khi thành lập doanh nghiệp, và chi phí giải thể khi dừng dự án. Đây là một ưu điểm có thể coi là nổi trội nhất của hình thức đầu tư này.

🔥Thứ hai, khi thực hiện đầu tư theo hình thức BCC, các nhà đầu tư rất ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư do các nhà đầu tư nhân danh mình độc lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Nếu đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư dựa trên phần vốn mình góp vào công ty để chọn ra người đứng đầu quản lý, nên các quyết định của nhà đầu tư đôi khi sẽ bị lệ thuộc vào bên nắm giữ nhiều quyền hạn hơn. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, vấn đề đó đã được giải quyết, các bên không có sự ràng buộc với nhau về pháp nhân chung, nên ưu điểm này đã góp phần đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và lựa chọn của các nhà đầu tư khác nhau.

🔥Thứ ba, với hình thức đầu tư theo BCC, các bên trong hợp đồng có thể cùng khắc phục và hỗ trợ lẫn nhau khi có những thiếu sót, hạn chế trong quá trình hợp tác. Khi các nhà đầu tư nước ngoài BCC với nhà đầu tư trong nước: nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua các NĐT trong nước để tiếp cận thị trường, còn các NĐT trong nước có thể tận dụng được nguồn nhân lực, nguồn vốn và công nghệ của các NĐT nước ngoài. Như vậy, hình thức BCC có thể coi là hình thức đầu tư mà các bên cùng có lợi.

Một số hạn chế khi đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

🔥Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân trong hình thức đầu tư này cũng dễ dẫn đến những hạn chế nhất định:

  • Không có con dấu chung phục vụ cho hoạt động của dự án;
  • Một dự án đầu tư lớn gồm nhiều bên mà chỉ hoạt động dựa trên 1 văn bản là hợp đồng hợp tác, có thể điều này sẽ không đủ chặt chẽ, liên kết bền vững để thực hiện các hoạt động đầu tư có liên quan như ký kết các hợp đồng mới phục vụ cho dự án, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bên thứ 3 có liên quan đến hợp đồng;
  • Các bên trong hợp đồng cũng dễ bị cào bằng trách nhiệm, không tương ứng với tỉ lệ góp vốn;

🔥Thứ 2, thủ tục đầu tư theo hình thức này chỉ phù hợp với các dự án cần triển khai nhanh với thời hạn ngắn;

🔥Thứ 3, hiện tại chưa có quy định về việc 1 bên giao kết hợp đồng đối với bên thứ 3 nhằm mục đích phục vụ dự án, và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đối với bên thứ 3 này;


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hop-dong-bcc-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.html

#congtyluatsiglaw

Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh hay giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy tờ có giá trị pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể kinh doanh. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh là cần thiết khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến thông tin đăng ký ban đầu của doanh nghiệp. Vậy những trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh? Mời bạn cùng Siglaw tham khảo trong bài viết dưới đây:

9 Trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh

  1. Thay đổi tên công ty bao gồm: thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt;
  2. Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty: Ví dụ như thay đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH
  3. Thay đổi trụ sở chính của công ty;
  4. Thay đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty;
  5. Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  6. Thay đổi vốn điều lệ công ty bao gồm: thay đổi tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty;
  7. Thay đổi thông tin cổ đông/thành viên là người nước ngoài: Thay đổi cổ đông/thành viên là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn; thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông/thành viên là người nước ngoài;
  8. Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty; Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh thư/thẻ căn cước/số hộ chiếu; thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật; 
  9. Thay đổi thông tin đăng ký thuế: người phụ trách kế toán; thông tin địa chỉ nhận thông báo thuế; tài khoản ngân hàng, phương pháp tính thuế,…Các trường hợp không được thay đổi đăng ký kinh doanh 
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh

Lưu ý khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh

Đối với công ty TNHH trong mọi trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thay đổi mọi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. 

Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp sẽ không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
  • Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.

Thủ tục thực hiện đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Quyết định, Biên bản họp, Giấy ủy quyền,….;

Bước 2: Nộp hồ sơ. Địa điểm nộp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Bước 3: Nhận kết quả; 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh mà Hãng Luật Siglaw muốn giới thiệu đến bạn. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-truong-hop-phai-thay-doi-dang-ky-kinh-doanh.html

#congtyluatsiglaw.

Tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023

Thời gian qua, bức tranh kinh tế toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu dùng. Trong nước, doanh nghiệp vẫn đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần quyết liệt của Chính phủ và các bộ ngành trong việc ban hành chính sách hỗ trợ, tháo gỡ rào cản, khơi thông nguồn lực, tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm đã có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng 15%, vốn đăng ký tăng 20% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy tinh thần khởi nghiệp và kinh doanh vẫn đang được duy trì, thậm chí bùng nổ mạnh mẽ bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế.

Tổng quan về tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2023

Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy có 113.550 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Con số này giảm nhẹ 2,9% so với cùng kỳ 2022, song vẫn cao hơn đáng kể so với mức trung bình 93.377 doanh nghiệp của giai đoạn 2018-2022.

Như vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, số lượng doanh nghiệp mới tham gia và quay trở lại thị trường vẫn ở mức khá tích cực. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ vững niềm tin, nỗ lực vượt qua thách thức để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục cải thiện vào 6 tháng cuối năm.

Doanh nghiệp thành lập mới

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 75.874 đơn vị, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ nhưng vẫn cao hơn mức bình quân 67.371 doanh nghiệp của giai đoạn 2017-2021. Tuy nhiên, tổng vốn đăng ký giảm khá mạnh, ở mức 707.457 tỷ đồng, thấp hơn 19,8% so với năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư bổ sung vào nền kinh tế đạt 1.666.115 tỷ đồng, sụt giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 25.187 doanh nghiệp tăng vốn, giảm 6,6%, với tổng vốn tăng thêm là 958.658 tỷ đồng, thấp hơn 48,1%. Mỗi doanh nghiệp tăng vốn trung bình 9,3 tỷ đồng, giảm 19,4%.

Trong số 17 ngành kinh tế, đã có 9 ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp mới tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tăng mạnh nhất 43,6%, tiếp đến là Dịch vụ việc làm và Du lịch (tăng 21,9%), Nghệ thuật và Giải trí (tăng 21,7%)… Một số ngành khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan như: Y tế (tăng 21,3%), Dịch vụ lưu trú và Ăn uống (tăng 11,3%), Thương mại – Dịch vụ (tăng 7,1%), …

Trong số 17 ngành, đã có 8 ngành chứng kiến số lượng doanh nghiệp mới giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Kinh doanh Bất động sản sụt giảm mạnh nhất với 58,9%, tiếp đến là Nông nghiệp (giảm 25,5%), Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm (giảm 14,2%)… Các ngành còn lại cũng chịu ảnh hưởng nhất định như: Điện – Nước (giảm 10,5%), Chế biến Chế tạo (giảm 8,6%), Vận tải Kho bãi (giảm 7,6%), …

Trong 6 tháng đầu năm, phần lớn doanh nghiệp mới thành lập có quy mô siêu nhỏ, vốn dưới 10 tỷ đồng. Cụ thể, có tới 69.590 đơn vị như vậy, chiếm tới 91,7% tổng số doanh nghiệp mới và tăng 2% so với cùng kỳ. Hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, đạt 57.008 doanh nghiệp, tăng 2,1% và chiếm 75,1% tổng số doanh nghiệp mới. Trong khi đó, số doanh nghiệp công nghiệp-xây dựng giảm 6,5% xuống 18.067 đơn vị, chiếm 23,8%; riêng khu vực nông-lâm-thủy sản còn 799 doanh nghiệp mới, giảm 25,5% và chỉ đóng góp 1,1% trong tổng số doanh nghiệp mới.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lao động đăng ký tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp mới thành lập là 509.870 người, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023
Tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 37.676 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,4% so với cùng kỳ nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức bình quân 26.006 doanh nghiệp của giai đoạn 2018-2022.

Trong số 17 ngành kinh tế, đã có 7 ngành có số lượng doanh nghiệp tái gia nhập thị trường tăng trưởng dương. Cụ thể, ngành Y tế và Trợ giúp xã hội tăng 14,7% (187 doanh nghiệp); tiếp đến là Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm tăng 6,6% (354 doanh nghiệp), Thông tin và Truyền thông tăng 3,2% (769 doanh nghiệp), … Ngoài ra, một số ngành khác cũng ghi nhận tăng trưởng nhẹ về số doanh nghiệp quay lại hoạt động như: Khoa học – Công nghệ, Giáo dục – Đào tạo, Khai khoáng, Bất động sản, …

Trong số 17 ngành, có tới 10 ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp tái gia nhập giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lĩnh vực Dịch vụ lưu trú và Ăn uống giảm mạnh nhất với 18,3% (1.929 doanh nghiệp), tiếp đến là Thương mại – Sửa chữa giảm 12,3% (13.494 doanh nghiệp), Dịch vụ Việc làm và Du lịch giảm 8,7% (2.023 doanh nghiệp), … Ngoài ra, các ngành Nghệ thuật Giải trí, Vận tải Kho bãi, Điện Nước, … cũng sụt giảm từ 5-7%. Riêng 3 ngành còn lại là Dịch vụ khác, Chế biến Chế tạo và Xây dựng giảm nhẹ hơn, trong khoảng 3-5%.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tinh-hinh-dang-ky-kinh-doanh-6-thang-dau-nam-2023.html

#congtyluatsiglaw

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...