Mẫu hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh [2024]

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hình thức đầu tư đã có từ rất lâu. Khi đầu tư theo hình thức này, các nhà đầu tư chỉ cần ký với nhau một hợp đồng hợp tác nhằm cùng nhau kinh doanh, phân chia lợi ích, sản phẩm trong quá trình kinh doanh mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế. Do vậy, đây là hình thức đầu tư khá linh hoạt và thuận lợi được các nhà đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư nhưng không muốn có sự ràng buộc như khi thành lập một doanh nghiệp mới.

Bài viết dưới đây của Siglaw sẽ chia sẻ về các vấn đề cơ bản liên quan đến mẫu hợp đồng BCC, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 loại hợp đồng song vụ bằng văn bản có xác nhận của các bên khi ký kết hợp tác kinh doanh. Đây chính là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên có trong hợp đồng.

Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng BCC/Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Vì sao nên lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

🔥Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí do thực hiện dự án đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới cũng như chi phí vận hành sau khi thành lập doanh nghiệp, và chi phí giải thể khi dừng dự án. Đây là một ưu điểm có thể coi là nổi trội nhất của hình thức đầu tư này.

🔥Thứ hai, khi thực hiện đầu tư theo hình thức BCC, các nhà đầu tư rất ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư do các nhà đầu tư nhân danh mình độc lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Nếu đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư dựa trên phần vốn mình góp vào công ty để chọn ra người đứng đầu quản lý, nên các quyết định của nhà đầu tư đôi khi sẽ bị lệ thuộc vào bên nắm giữ nhiều quyền hạn hơn. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, vấn đề đó đã được giải quyết, các bên không có sự ràng buộc với nhau về pháp nhân chung, nên ưu điểm này đã góp phần đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và lựa chọn của các nhà đầu tư khác nhau.

🔥Thứ ba, với hình thức đầu tư theo BCC, các bên trong hợp đồng có thể cùng khắc phục và hỗ trợ lẫn nhau khi có những thiếu sót, hạn chế trong quá trình hợp tác. Khi các nhà đầu tư nước ngoài BCC với nhà đầu tư trong nước: nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua các NĐT trong nước để tiếp cận thị trường, còn các NĐT trong nước có thể tận dụng được nguồn nhân lực, nguồn vốn và công nghệ của các NĐT nước ngoài. Như vậy, hình thức BCC có thể coi là hình thức đầu tư mà các bên cùng có lợi.

Một số hạn chế khi đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

🔥Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân trong hình thức đầu tư này cũng dễ dẫn đến những hạn chế nhất định:

  • Không có con dấu chung phục vụ cho hoạt động của dự án;
  • Một dự án đầu tư lớn gồm nhiều bên mà chỉ hoạt động dựa trên 1 văn bản là hợp đồng hợp tác, có thể điều này sẽ không đủ chặt chẽ, liên kết bền vững để thực hiện các hoạt động đầu tư có liên quan như ký kết các hợp đồng mới phục vụ cho dự án, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bên thứ 3 có liên quan đến hợp đồng;
  • Các bên trong hợp đồng cũng dễ bị cào bằng trách nhiệm, không tương ứng với tỉ lệ góp vốn;

🔥Thứ 2, thủ tục đầu tư theo hình thức này chỉ phù hợp với các dự án cần triển khai nhanh với thời hạn ngắn;

🔥Thứ 3, hiện tại chưa có quy định về việc 1 bên giao kết hợp đồng đối với bên thứ 3 nhằm mục đích phục vụ dự án, và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đối với bên thứ 3 này;


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hop-dong-bcc-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.html

#congtyluatsiglaw

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...