Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phân bón

Theo quy định pháp luật hiện hành, phân bón được định nghĩa là: “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng” theo Khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018. Vì vậy bạn cần nắm rõ được mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phân bón trước khi thành lập cơ sở kinh doanh mặt hàng này.

Các cấp mã ngành nghề kinh doanh phân bón theo quy định pháp luật

Hiện nay các ngành nghề kinh doanh phân bón được liệt kê tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được phân chia thành 5 cấp:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phân bón
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phân bón

Lưu ý: Khi ghi mã ngành trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, người nộp hồ sơ chỉ ghi mã ngành 4 số.

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phân bón phổ biến 2024

Mã ngànhTên ngành
4669Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp

Nhóm này gồm: Bán buôn phân bón; Bán buôn thuốc trừ sâu; Bán buôn hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp: Thuốc trừ cỏ, thuốc chống nảy mầm, thuốc kích thích sự tăng trưởng của cây, các hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp.

2012Sản xuất phân bón và hợp chất nito

Nhóm này gồm: Sản xuất phân bón như: Phân đạm ni tơ nguyên chất hoặc hỗn hợp, phân lân hoặc phân kali; Phân urê, phân lân thô tự nhiên và muối kali thô tự nhiên; Sản xuất sản phẩm có chứa ni tơ như: Axit nitơric và sunphua nitơric, amoni, amoni clorua, amoni cacbonat, kali nitơrat.

4773Bán lẻ hàng hóa khác mới chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết bán lẻ phân bón.

Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Buôn bán phân bán là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này cần phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 15 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm các tài liệu sau đây:

  • 01 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
  • Giấy tờ chứng minh thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón (Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học).

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

  • Bước 1: Gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ.
  • Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 .

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/ma-nganh-nghe-dang-ky-kinh-doanh-phan-bon.html

#congtyluatsiglaw

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...