Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ phần của công ty cổ phần có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại cổ phần lại mang đến cho cổ đông những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Bài viết sau đây tìm hiểu sâu hơn về các loại cổ phần trong công ty cổ phần và phân tích cụ thể quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà cổ đông có khi nắm giữ mỗi loại cổ phần khác nhau.
Các loại cổ phần trong công ty cổ phần
Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại cổ phần như sau:
“Điều 114. Các loại cổ phần
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
…”
Theo quy định trên, cổ phần của công ty cổ phần bao gồm các loại sau:
- Cổ phần phổ thông;
- Cổ phần ưu đãi gồm: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty.
Cổ phần phổ thông và quyền, nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Loại cổ phần không thể thiếu trong công ty cổ phần là cổ phần phổ thông. Cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Đặc điểm quan trọng của cổ phần phổ thông là không thể chuyển đổi sang cổ phần ưu đãi. Nói cách khác, khi cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông thì không thể chuyển sang cổ phần ưu đãi vốn có nhiều đặc quyền hơn. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phần phổ thông và các loại cổ phần khác.
Cổ đông phổ thông sẽ có các quyền chính như sau:
- Có thể tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, phát biểu ý kiến và biểu quyết các vấn đề quan trọng. Mỗi cổ phần tương ứng với 1 phiếu;
- Sẽ được nhận cổ tức dựa trên số lượng cổ phần mà mình nắm giữ. Mức cụ thể sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
- Khi công ty phát hành thêm cổ phần mới, sẽ được quyền ưu tiên mua trước tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện tại của mình;
- Có thể bán cổ phần của mình mà không cần xin phép công ty, ngoại trừ một số trường hợp hạn chế;
- Khi công ty giải thể, sẽ được chia một tỷ lệ tài sản tương ứng với cổ phần đang nắm giữ.
Cổ đông phổ thông có hai nghĩa vụ chính cần lưu ý:
- Phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền mua cổ phần đã cam kết;
- Khi đã góp vốn bằng cổ phần, không được phép rút vốn đó ra khỏi công ty dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi công ty hoặc người khác đồng ý mua lại cổ phần đó.
Những nghĩa vụ này buộc cổ đông phổ thông phải có trách nhiệm và cam kết lâu dài đối với việc đầu tư vào công ty thông qua cổ phần.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/1-so-loai-co-phan-cua-cong-ty-co-phan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét