Hồ sơ & Quy trình chuyển trụ sở khác tỉnh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội mới và chuyển trụ sở tới một tỉnh khác và điều có thể xảy ra. Đây là quyết định đòi hỏi doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt trong đó yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và thủ tục pháp lý liên quan. Bài viết này Siglaw sẽ giúp bạn dẫn đầu trong hành trình chuyển trụ sở đầy thách thức này, cung cấp hướng dẫn chi tiết và các lời khuyên quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra một cách suôn sẻ.

Quy trình và hồ sơ thuế cần chuẩn bị để chuyển trụ sở khác tỉnh

Doanh nghiệp nộp hồ sơ chốt thuế tại cơ quan quản lý thuế cũ nơi chuyển đi để thực hiện chốt các loại thuế đã nộp.

Hồ sơ chốt thuế chuyển trụ sở khác tỉnh

  • Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST của Thông tư 105/2020/TT-BTC.
  • Công ty nộp kèm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tới cơ quan quản lý thuế thông qua chữ ký số.
  • Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hóa đơn cũ, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ hủy hóa đơn đang sử dụng tới cơ quan quản lý thuế, cũng thông qua chữ ký số. Trong trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN), công ty phải làm báo cáo hoặc hủy chứng từ đó để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình kê khai thuế

Lưu ý: doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục trên trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ người nộp thuế. Trong trường hợp hồ sơ không cần kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ ban hành Thông báo về việc chuyển địa điểm theo mẫu số 09-MST, được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC. 

Hồ sơ & Quy trình chuyển trụ sở khác tỉnh
Hồ sơ & Quy trình chuyển trụ sở khác tỉnh

Quy trình và hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để chuyển trụ sở khác tỉnh

Bước 1: Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mẫu II-1 kèm Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi Giấy biên nhận tới cho doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định nếu hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính doanh nghiệp từ Siglaw là sự kết hợp của sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, giúp quý khách hàng tiến hành quy trình thành lập và vận hành doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/ho-so-quy-trinh-chuyen-tru-so-khac-tinh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...