Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh

Chi nhánh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp vì vậy tùy vào các trường hợp cụ thể mà quy định về việc thông báo sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng sẽ khác nhau. Trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về hóa đơn GTGT của chi nhánh nhé:

Chi nhánh có được phát hành hóa đơn GTGT không?

Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì “Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.

Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.”

Như vậy, các chi nhánh có thể phát hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhằm tạo cơ sở cho quá trình thanh toán và khai báo thuế GTGT tại mỗi đơn vị và mỗi giai đoạn một cách độc lập.

Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh
Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh

Nội dung của Hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh

  • Tên hóa đơn giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua
  • Thời điểm lập hóa đơn 
  • Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có)
  • Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
  • Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
  • Cách thức thông báo phát hành hóa đơn cho chi nhánh
  • Nội dung khác trên hóa đơn

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hoa-don-gia-tri-gia-tang-cua-chi-nhanh.html

#congtyluatsiglaw

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...