Kể từ khi có dự án đầu tư đầu tư tại Việt Nam, cho đến nay số dự án và lượng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nm liên tục tăng. Điều này cho thấy các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam được phát huy tốt. Hiện nay, Đài Loan đứng trong top những quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Đài Loan đã có mặt trên 57/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đầu tư của doanh nhân Đài Loan vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng. Lấy miền Bắc Việt Nam làm ví dụ, giai đoạn này đã có các nhà sản xuất lớn như Foxxcon, Wistron, Qisda đến Việt Nam đầu tư. Tuy nhiên, các nhà máy điện tử này hiện vẫn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài, bởi vậy, trong tương lai chúng ta có thể chờ đợi những nhà cung cấp liên quan đến ngành điện tử sẽ đầu tư vào Việt Nam. Vậy có những hình thức nào đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Đài Loan? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Theo Luật Đầu tư năm 2020, công ty có vốn Đài Loan có 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm các hình thức sau đây:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế bằng vốn Đài Loan tại Việt Nam
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư bằng cách thực hiện thủ tục thành lập công ty bằng vốn của tổ chức Đài Loan trực tiếp đầu tư hoặc của cá nhân. Hình thức thành lập tổ chức kinh tế đầu tư bằng vốn Đài Loan vào Việt Nam bao gồm hai phương thức sau:
+ Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư Đài Loan
+ Thành lập công ty vốn Đài Loan giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài có ý định thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường về Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác tham gia thực hiện dự án (nếu có); Cùng các điều kiện khác theo quy định hiện hành.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo và phải đáp ứng các điều kiện luật định.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp bằng vốn Đài Loan tại Việt Nam
Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Nhà đầu tư có thể mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
+ Nhà đầu tư có thể góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác
Như vậy nhà đầu tư bằng vốn Đài Loan có thể góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, còn với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh có thể góp vốn thêm vào để tăng vốn điều lệ công ty. Trường hợp này doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Trường hợp nhà đầu tư bằng vốn Đài Loan muốn mua cổ phần công ty cổ phần thì phải mua từ công ty hoặc cổ đông. Nếu muốn mua phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn thì mua từ thành viên công ty, mua phần vốn góp của công ty hợp danh thì mua từ thành viên góp vốn.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-vao-viet-nam-bang-von-dai-loan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét