Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp phải có nếu muốn đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh. Vậy Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có gì khác nhau? Sau đây Công ty Luật Siglaw sẽ nêu một vài điểm để giúp bạn có thể phân biệt được giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Bảng phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpGiấy phép kinh doanh
Bản chấtGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước, ghi nhận sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Có thể nói giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp được thành lập.

→ Mọi doanh nghiệp đều phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Vậy trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề có điều kiện mà pháp luật quy định thì cần thực hiện xin Giấy phép kinh doanh. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

→ Chỉ những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, nghề có điều kiện do Nhà nước quy định mới cần thực xin cấp Giấy phép kinh doanh

Ý nghĩaKhi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh. Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh.

Đồng thời được Nhà nước bảo hộ một số quyền như: quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại… Giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng theo dõi và quản lý việc kinh doanh, tham gia bảo hiểm và các quy trình khác của các doanh nghiệp

Là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện. Mặt khác đây cũng là hình thức để Nhà nước quản lý, hạn chế các doanh nghiệp kinh doanh trong một số hoạt động kinh doanh
Nơi cấp giấy phépPhòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đối với đăng ký Hộ kinh doanh cá thể, nộp tại Phòng chức năng của UBND cấp quận, huyện tại nơi kinh doanh.Tùy thuộc vào ngành, nghề có điều kiện mà doanh nghiệp muốn kinh doanh mà cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau. Ví dụ xin cấp giấy phép kinh doanh đối với dịch vụ tư vấn du học sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cấp. Đối với giấy phép Phòng cháy chữa cháy sẽ do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp.
Điều kiện cấpCần đảm bảo các điều kiện có sẵn:

– Hồ sơ đăng ký hợp lệ

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

– Tên doanh nghiệp phải đặt đúng theo quy định của pháp luật

– Nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định

Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh không có điều kiện chung cụ thể mà phụ thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp muốn kinh doanh. Thì yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cũng khác nhau như: yêu cầu về cơ sở vật chất, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, vốn điều lệ,…

Thời hạnGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thường không có thời hạn mà  thường do nhà đầu tư quyết định có tiếp tục kinh doanh không. Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Trên đây là Sự khác biệt giữa giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến Các loại giấy phép xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết! 


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/phan-biet-giay-phep-kinh-doanh-va-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...