Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay cả nước có 36.881 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 444,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 278,3 tỷ USD, bằng gần 62,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Theo đó, thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam đang là nội dung mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Sau đây, hãy cùng công ty luật SigLaw tìm hiểu chi tiết nhé:

Công ty có vốn nước ngoài là gì?

Luật đầu tư 2020 không đưa ra trực tiếp loại hình công ty có vốn nước ngoài mà chỉ quy định khái quát tại Khoản 17 Điều 3: “ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” Nhưng có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.  

Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Tùy thuộc vào từng lĩnh vực đầu tư mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn.
  • Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
  • Vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký, trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định . Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nếu nhà đầu tư góp mức vốn góp cao hơn thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
  • Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
  • Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
  • Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
  • Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
  • Công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
  • Có sự khác biệt giữa công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
  • Không giống với công ty vốn Việt Nam tự chịu trách nhiệm về việc góp vốn thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn, bị giám sát về việc góp vốn thông qua báo cáo đầu tư, thời hạn góp vốn.
  • Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục kê khai thuế, mức thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
  • Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-co-von-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...