Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Dịch vụ giáo dục dạy nghề nhằm mục đích chính là phát triển và nâng cao năng lực nghề nghiệp của học viên, giúp họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế làm việc. Đồng thời, dịch vụ này cũng hướng đến việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành nghề đang phát triển. Do đó kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề hiện nay đã và đang thu hút rất nhiều vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài là gì? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:

Dịch vụ giáo dục dạy nghề là gì

Giáo dục dạy nghề hay còn được hiểu là Giáo dục nghề nghiệp. Cụm “giáo dục dạy nghề” là cụm thường được nhắc tới trong Luật dạy nghề 2006 đã hết hiệu lực, hiện nay được thay thế bằng Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3, giáo dục nghề nghiệp được định nghĩa là “một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.”.

Như vậy, dịch vụ giáo dục dạy nghề là một hình thức cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đào tạo và phát triển những người học trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Đây là một loại dịch vụ giáo dục chuyên biệt nhằm trang bị cho người lao động những kỹ năng thực tế và chuyên môn cần thiết để làm việc trong một ngành nghề cụ thể.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Pháp luật điều chỉnh để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề

Khi nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh quan hệ này sẽ bao gồm các quy định từ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như WTO, AFAS, CPTPP; pháp luật về đầu tư của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam. Một số văn bản điều chỉnh quan hệ đầu tư kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam phải kể đến như Luật Đầu tư 2020, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014,….

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục dạy nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện chung

Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì điều kiện tiếp cận thị trường được quy định như sau: “Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020.”

Nhà đầu tư cần lưu ý các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, dịch vụ giáo dục dạy nghề không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ dạy nghề là ngành tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài do đó, nhà đầu tư sẽ cần đáp ứng các điều kiện chuyên sâu nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực này.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-giao-duc-day-nghe-doi-voi-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...