Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, không thể tránh khỏi những trường hợp mà nhà đầu tư phải chấm dứt hoạt động dự án. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ việc không đạt được mục tiêu kinh doanh, đến việc không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn, môi trường hay do thay đổi chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư không đơn giản và cần tuân thủ một số điều kiện và thủ tục pháp lý nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều này.

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư khi nào?
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư khi nào?

Một số trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư chấm dứt hoạt động dự án trong các trường hợp sau: 

Theo quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều 48 trong Luật Đầu tư, các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư bao gồm:

  • Chấm dứt theo quyết định của Nhà đầu tư hoặc theo các điều kiện được quy định trong hợp đồng hoặc điều lệ doanh nghiệp. Cụ thể là khi Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư hoặc khi đạt đến các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng hoặc điều lệ doanh nghiệp hoặc khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Chấm dứt theo quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

  • Dự án tạm ngừng đầu tư theo quyết định của cơ quan nhà nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, và Nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện để tiếp tục hoạt động.
  • Nhà đầu tư không được phép tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư hoặc không thực hiện đủ các thủ tục để điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng.
  • Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động và cơ quan đăng ký đầu tư không thể liên lạc được với Nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư.
  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Nhà đầu tư không thực hiện việc ký quỹ hoặc không có bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ.
  • Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo.
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết trọng tài.

Quy trình chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Nhà thầu tự chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Trường hợp nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt dự án đầu tư thì phải gửi quyết định chấm dứt dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày quyết định, và cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).

Chấm dứt dự án đầu tư theo quy định hợp đồng, điều lệ hoặc hết hạn hoạt động

Trường hợp dự án chấm dứt theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động:

 Nhà đầu tư phải thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt dự án đầu tư. Đồng thời phải cung cấp bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt dự án đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt dự án

Trường hợp dự án đầu tư chấm dứt theo quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư:

 Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ không còn hiệu lực từ ngày quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư có hiệu lực.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cham-dut-hoat-dong-du-an-dau-tu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...