Quy định làm thêm giờ & Cách tính tiền tăng ca 2023

Theo quy định của pháp luật, lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Tiền tăng ca phụ thuộc vào thời điểm làm thêm, có thể bằng 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường, tùy vào ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần hay ngày nghỉ lễ, tết.

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Sau đây Siglaw mời bạn tìm hiểu chi tiết các quy định làm thêm giờ mới nhất 2023:

Làm thêm giờ là gì?

Lương làm thêm giờ hay làm tăng ca là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi người lao động làm việc ngoài giờ bình thường theo yêu cầu của người sử dụng lao động.  Tiền lương làm thêm giờ được tính dựa trên đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực tế trả cho công việc đã thực hiện.

Quy định làm thêm giờ & Cách tính lương khi làm tăng ca
Quy định làm thêm giờ & Cách tính lương khi làm tăng ca

Khi sử dụng người lao động làm tăng ca, NSDLĐ phải đáp ứng được các điều kiện gì?

Thứ nhất, phải được sự đồng ý của người lao động

Thứ hai, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp công ty có áp dụng quy định về thời giờ làm việc bình thường theo tuần, thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, và không quá 40 giờ trong 01 tháng;

Thứ Ba, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm cho một số trường hợp được quy định cụ thể.

Làm thêm giờ trong một số trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm trong một số trường hợp theo quy định của Bộ luật Lao động và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

(1) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

(2) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trường hợp này được coi là trường hợp bất khả kháng với người sử dụng lao động hoặc với những cơ quan, cá nhân, tổ chức không may gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa có khả năng ảnh hưởng đến người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời, đây là những trường hợp các vấn đề khách quan xảy ra vô cùng lớn và hậu quả có thể rất nghiêm trọng, nếu không nhanh chóng có biện pháp khắc phục có thể ảnh hưởng đến một khu vực hoặc toàn xã hội.

Vì vậy người lao động trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thì người lao động không được từ chối làm thêm giờ.

Tuy nhiên, cần chú ý trong thời gian làm thêm giờ, người lao động vẫn làm đúng công việc của mình trong hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao động không có thông báo chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng do trường hợp bất khả kháng mà NSDLĐ không thể tự mình khắc phục được.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/lam-them-gio.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...