Trong những năm gần đây thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam để mở rộng kinh doanh không ngừng tăng lên. Vậy đối với người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để mở Chi nhánh thì cần lưu ý điều gì?
Lưu ý đối với việc thương nhân nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam
Về quyền thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài thì:
Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016, thương nhân nước ngoài không được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam nếu không đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Thương nhân nước ngoài phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này phải là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày đề nghị thành lập;
- Nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Bên cạnh đó, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài nếu:
- Thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh mới trong vòng 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép trước đó;
- Thương nhân nước ngoài bị hạn chế thành lập chi nhánh vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng;
- Hồ sơ của thương nhân nước ngoài nộp cho cơ quan cấp phép không tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc không tuân thủ có thể phát sinh từ thủ tục công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu từ nước ngoài;
- Thương nhân nước ngoài không nộp bổ sung các tài liệu hoặc giải trình bổ sung theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi của cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thuong-nhan-nuoc-ngoai-thanh-lap-chi-nhanh-tai-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét