Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam

Việt Nam hiện là mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, xây dựng, vận tải, du lịch,… Do vậy, việc tìm hiểu các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam là chủ đề được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Điều 21, Luật đầu tư 2020 có nêu rõ 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, mỗi hình thức đầu tư có những quy định, điều kiện riêng về tiếp cận thị trường, vốn góp hay cổ phần. Nội dung dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ đề cập chi tiết hơn về các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam.

Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam
Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đây là một loại hình đầu tư FDI mà ở đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý. Loại hình này tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục đầu tư chặt chẽ hơn các loại hình đầu tư khác.

Có 4 hình thức thành lập doanh nghiệp phổ biến, gồm: Công ty TNHH một thành viênCông ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty hợp danh.

Nhà đầu tư hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, theo quy định Luật đầu tư 2020, đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này; Cụ thể: Các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; điều kiện khác theo quy định.
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Nếu tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác:

    Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-fdi-vao-viet-nam.html

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Thành lập công ty tại Singapore

    Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...