Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung quốc

Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam được coi là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư Trung Quốc bởi những thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn hàng hóa dồi dào, nguồn nhân công rẻ,…và Việt Nam mang lại. Nửa đầu năm 2023, số lượng nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh và vượt qua các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Vậy nhà đầu tư Trung Quốc được thực hiện những hình thức đầu tư bằng vốn Trung Quốc vào Việt Nam? Để biết thêm thông tin, hãy cùng Siglaw tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tổng hợp 5 hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung Quốc

Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung quốc
Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung quốc

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, có thể hiểu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam là tổ chức kinh tế (bao gồm công ty cổ phầncông ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) có nhà đầu tư Trung Quốc là thành viên hoặc cổ đông.

Để đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung Quốc theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư Trung Quốc nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài: Theo đó, trường hợp nhà đầu tư Trung Quốc có ngành nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường thì sẽ được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như với nhà đầu tư trong nước. Trường hợp ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường thì cần đáp ứng các điều kiện về: Hình thức đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng điều kiện về đảm bảo an ninh, quốc phòng
  • Đáp ứng quy định của Luật Đất đai về điều kiện sử dụng đất và điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại các đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã , phường, thị trấn ven biển

Sau khi xác định đã đáp ứng, thỏa mãn các điều kiện về đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung Quốc cần trải qua một quy trình thành lập tổ chức kinh tế gồm các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Tham khảo thêm: Các loại giấy phép cần có đối với công ty vốn Trung Quốc

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật về đầu tư hiện nay, nhà đầu tư Trung Quốc có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn Trung Quốc.

Bước đầu tiên để thực hiện đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Trung Quốc thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, nhà đầu tư cần xác định xem mình có phù hợp với các điều kiện về đầu tư theo pháp luật Việt Nam hay không. Các điều kiện về đầu tư dành cho nhà đầu tư Trung Quốc theo hình thức đầu tư này cũng giống với các điều kiện của hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam trong mục 1 của bài viết này.

Trường hợp nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tỷ lệ từ 50% trong doanh nghiệp Việt Nam trở xuống và thực hiện ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì nhà đầu tư chỉ cần thực hiện việc chuyển nhượng/góp vốn, kê khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng nếu có. Sau đó doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh với hồ sơ theo quy định của pháp luật

Trường hợp nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn/mua lại hơn 50% vốn điều lệ thì cần thực hiện các thủ tục sau: (1) Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt nam tại Cơ quan đăng ký đầu tư; (2) Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; (3) Thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp; (4) Thực hiện thủ tục xin cấp IRC đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-vao-viet-nam-bang-von-trung-quoc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Myanmar

Mặc dù Myanmar có nền kinh tế phát triển chậm do nhiều yếu tố, bao gồm các hạn chế về đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại chính khôn...