Đối với công ty xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam để có thể hoạt động kinh doanh thì cần phải có 1 số loại giấy phép bắt buộc như: IRC, ERC, chứng chỉ năng lực thi công… Sau đây mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết các loại giấy phép cần có đối với công ty xây dựng vốn nước ngoài
Công ty xây dựng vốn nước ngoài là gì?
Công ty xây dựng vốn nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hoặc xây lắp, và vốn đầu tư từ các quốc gia nước ngoài.
Một số Công ty xây dựng có vốn nước ngoài nổi bật ở Việt Nam hiện này phải kể đến Công ty Cổ phần Fecon trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình với các dự án tiêu biểu như Dự án thép Hòa Phát Dung Quất, dự án Mỹ Đình Pearl, và dự án SUN Grand City; Công ty TNHH tập đoàn xây dựng Delta với các dự án nổi bật như Bệnh viện Vinmec Times City và Vinschool Times City; Công ty CP đầu tư xây dựng Unicons có các dự án tiêu biểu bao gồm Intercontinental Đà Nẵng Sun Peninsula và Sarina Đại Quang Minh; Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex, với các dự án đáng chú ý như Dự án trụ sở tổng cục thuế, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, và Dự án trung tâm chợ Mơ.
Giấy phép cần có đối với công ty xây dựng vốn nước ngoài ở Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thường được gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, đây là một giấy phép quan trọng được cấp bởi cơ quan quản lý đầu tư của Việt Nam, xác nhận rằng công ty đã đăng ký đầu tư trong lĩnh vực xây dựng và đã được phê duyệt để thực hiện các hoạt động đầu tư liên quan. Thuật ngữ “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” được định nghĩa bởi pháp luật về đầu tư, đặc biệt tại khoản 11 của Điều 3 trong Luật Đầu tư 2020.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thường chứa thông tin về tên và địa chỉ của nhà đầu tư, mô tả dự án đầu tư, quy mô dự án, số tiền đầu tư, thời gian thực hiện, và các điều kiện và quy định đặc biệt khác liên quan đến dự án.
Để đảm bảo đủ điều kiện được cấp loại giấy phép này thì Các nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Hiện nay, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại điều 6 Luật Đầu tư 2020 gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh một số loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
Nếu xác định đáp ứng đủ các điều kiện để mà pháp luật quy định để thành lập Công ty xây dựng có vốn nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị hồ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC:
- Văn bản Đề nghị thực thi dự án đầu tư, với mục tiêu thành lập doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xây dựng.
- Bản sao có chứng thực của các giấy tờ như Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư nhân dân (CCCD), căn cước đối với trường hợp chủ thể là cá nhân. Nếu là tổ chức, thì nộp Quyết định thành lập/Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài đó.
- Đề xuất dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
- Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất của doanh nghiệp cũng phải được nộp kèm theo, cùng với giấy cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính hoặc các giấy tờ liên quan.
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm, cùng với các tài liệu xác nhận đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án trong trường hợp dự án có sử dụng đất.
- Giải trình về việc sử dụng công nghệ này.
Sau khi nộp đủ hồ sơ, cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy Chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời hạn là 15 ngày, tính từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, theo quy định. Nếu doanh nghiệp không được cấp giấy Chứng nhận đầu tư đúng thời hạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo đến chủ đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ERC
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ERC chính là tài liệu pháp lý chứng minh cho sự công nhận của cơ quan nhà nước cho việc tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp ở Việt Nam. Để có được ERC, công ty cần phải nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan chức năng, thường là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố. Nội dung ghi trên ERC gồm:
- Một mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế sẽ theo doanh nghiệp từ khi thành lập đến lúc chấm dứt hoạt động
- Tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt, tến nước ngoài, tên viết tắt.
- Địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, email, website, fax.
- Vốn Điều lệ Đăng ký
- Số lượng cổ phần (Đối với Công ty cổ phần)
- Thành viên góp vốn (Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Chủ sở hữu công ty (Đối với Công ty TNHH 1 thành viên)
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Để xin loại giấy phép này thì doanh nghiệp phải làm một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới.
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng
Các tài liệu liên quan đến Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng chính là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp xây dựng được phép thi công trong ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng đóng đảm bảo rằng các tổ chức này đủ năng lực và kiến thức cần thiết để thực hiện các dự án xây dựng một cách an toàn, hiệu quả, và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Để được cấp loại chứng chỉ này thì Công ty xây dựng được thành lập cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng.
- Quy trình quản lý thực hiện công việc hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương ứng.
- Bản sao giấy Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài.
- Giấy kê khai kinh nghiệm của doanh nghiệp tiêu biểu, ghi rõ tối thiểu 3 công việc trong thời gian gần nhất liên quan đến nội dung đăng ký.
- Danh sách thành viên chủ chốt, kèm theo các giấy tờ có liên quan như chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động, và các văn bản tương tự.
- Giấy kê khai năng lực tài chính của công ty.
Sau khi công ty xây dựng vốn nước ngoài đã nộp hồ sơ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý hồ sơ theo các thời hạn cụ thể. Thời gian xử lý hồ sơ thường phụ thuộc vào loại chứng chỉ mà công ty xin: 10 ngày (đối với chứng chỉ hạng II) hoặc 15 ngày (đối với chứng chỉ hạng I). Trong khoảng thời gian này, các chuyên viên kiểm tra và xem xét hồ sơ một cách tỉ mỉ để đảm bảo rằng tất cả thông tin và tài liệu liên quan đã được đệ trình chính xác và đầy đủ.
Nếu trong quá trình kiểm tra hồ sơ phát hiện bất kỳ sai sót nào hoặc thiếu thông tin quan trọng, công ty xây dựng vốn nước ngoài sẽ được thông báo và yêu cầu thực hiện sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Điều này nhằm đảm bảo rằng hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp luật, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy phép xây dựng. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và không có sai sót quan trọng, công ty sẽ nhận được kết quả về việc cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng công trình theo yêu cầu. Điều này cho phép công ty tiếp tục thực hiện dự án xây dựng của họ một cách hợp pháp và an toàn, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn cần thiết.
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với công ty luật Siglaw theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về thành lập Công ty FDI trong đó bao gồm cả thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-giay-phep-can-co-doi-voi-cong-ty-xay-dung-von-nuoc-ngoai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét