Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư

Có thể nói trong các hình thức đầu tư thì đầu tư thông qua hình thức Hợp đồng góp vốn đầu tư là hình thức rất phổ biến và được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn vì tính linh hoạt và hiệu quả. Bài viết này của Siglaw sẽ chia sẻ các vấn đề liên quan đến Hợp đồng góp vốn đầu tư và mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư.

Góp vốn đầu tư là gì?

Góp vốn đầu tư là hoạt động góp tài sản để thực hiện dự án đầu tư và tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn đầu tư để lập dự án mới hoặc góp thêm vốn vào dự án đã được cấp phép và đang hoạt động.

Quy trình góp vốn đầu tư sẽ có những khác biệt đối với những trường hợp nhất định. Thủ tục quy trình đầu tư cũng tuỳ từng trường hợp mà áp dụng khác nhau: trường hợp góp vốn với nhau ngay từ đầu sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp góp vốn khi đã có dự án sẽ thực hiện thủ tục góp vốn mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. 

Đối với trường hợp nào khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng cần tuân thủ những điều kiện nhất định về tỷ lệ sở hữu vốn, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, và các điều kiện khác theo quy định đặc thù của từng lĩnh vực/ngành nghề khác nhau.

Tài sản góp vốn đầu tư

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp thì tài sản góp vốn bao gồm các loại sau: Đồng Việt Nam; Vàng; Ngoại tệ tự do chuyển đổi; Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền sử dụng đất; Tài sản khác…

Theo quy định của pháp luật, Đối với các loại tài sản góp vốn, chỉ có các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản đó mới có quyền dùng tài sản đó để góp vốn.

Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư

Hợp đồng góp vốn đầu tư được lý kết giữa các bên (tổ chức hoặc cá nhân) về việc cùng nhau thực hiện dự án; phân chia lợi nhuận; phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên.

Dưới đây là mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư các nhà đầu tư có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,ngày….tháng….năm…..

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN ĐẦU TƯ

Số:…/…/HĐGVKD

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và năng lực của các bên.

Chúng tôi gồm:

BÊN NHẬN GÓP VỐN (BÊN A):

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………….

Trụ sở chính: ………………………………………………………………………..

Mã số thuế: …do … cấp ngày …/…/…

Đại diện bởi: Ông/bà:……………….Chức vụ: ……………………………………

BÊN GÓP VỐN ( BÊN B):

Ông/bà : …………………………. Sinh năm: ……………………………………

Chứng minh nhân dân số: …  Ngày cấp: …/…/….   Nơi cấp: ……………………

Thường trú : ………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn đầu tư số:…/…/HĐGVKD với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cho Bên A và cùng với đối tác của Bên A để: …………..

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là:… Nay Bên B góp vốn cho Bên A với số tiền: … VNĐ (Bằng chữ:…) tương đương …% tổng giá trị vốn góp nêu trên.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

– Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

– Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

– Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

– Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

– Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên B có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Báo cáo việc thay đổi, bổ sung thành viên góp vốn cho bên A

– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

– Hỗ trợ cho Bên B để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ Bên B cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho bên B hoặc bên thứ ba;

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

– Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

– Chuyển nhượng phần vốn góp cho Bên thứ ba nếu được Bên B đồng ý bằng văn bản.

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B và phải chịu phạt vi phạm  theo quy định tại Điều 7 cùng với bồi thường thiệt hại cho Bên B theo thiệt hại thực tế đã xảy ra mà Bên B phải gánh chịu.

– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

– Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này

– Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

– Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

– Thông báo trước 01 tháng cho Bên A biết việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Bên thứ ba.

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/mau-hop-dong-gop-von-dau-tu.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam  để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài. Vậy các điều kiện, hồ sơ thủ ...