Thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, là nơi khởi nguồn của rất nhiều các công ty, doanh nghiệp đa quốc gia ở nhiều lĩnh vực. Các công ty này không chỉ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Singapore mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của thị trường ngoài Singapore. Do nhu cầu mở rộng thị trường, nhiều công ty có vốn Singapore có nhu cầu mở chi nhánh tới quốc gia khác, trong đó đó có Việt Nam. Sau đây, Siglaw xin đưa ra các vấn đề mà công ty có vốn đầu tư Singapore cần lưu ý khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam: 

Điều kiện cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Căn cứ vào điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì công ty nước ngoài nói chung và công ty có vốn Singapore nói riêng khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công ty được thành lập, đăng kí kinh doanh theo pháp luật Singapore và được pháp luật Singapore công nhận; 
  • Đã hoạt động kinh doanh ít nhất 5 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng kí kinh doanh;
  • Đối với trường hợp công ty có vốn Singapore hoạt động trong lĩnh vực có thời hạn hoạt động kinh doanh thì thời hạn trên Giấy đăng kí kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung, điều lệ hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết giữa Việt Nam – Singapore và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam
Thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Căn cứ vào điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, khi có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh theo mẫu MĐ-5của Bộ Công thương ban hành kèm thông tư 11/2016/TT-BCT do đại diện có thẩm quyền của thương nhân Singapore kí;
  • Giấy đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự vủa Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hoá lãnh sự (bản sao);
  • Văn bản của công ty có vốn Singapore cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam (có dịch thuật công chứng);
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Điều lệ hoạt động của chi nhánh (được dịch thuật và chứng thực);
  • Hộ chiếu hoặc CCCD của người đứng đầu chi nhánh (bản sao), trường hợp người nước ngoài là người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam thì hộ chiếu phải được dịch thuật và chứng thực
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: văn bản chứng minh quyền khai thác, sử dụng địa điểm làm trụ sở chi nhánh hoặc biên bản ghi nhớ, thoả thuạn thuê địa điểm.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Công ty có vốn Singapore sau khi chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ, tài liệu như trên thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Bộ Công thương. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong quá trình giải quyết hồ sơ, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện tối đa một lần.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty có vốn Singapore tại Việt Nam hoặc đưa ra lí do từ chối bằng văn bản trong trường hợp từ chối cấp phép.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-co-von-singapore-tai-viet-nam.html

Các công ty có vốn đầu tư Singapore tại Việt Nam

 

Năm 2023 là một năm quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Singapore vì đây là năm kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kỉ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore. Trong 3 năm gần đây, Singapore luôn là quốc gia dẫn đầu vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam đã chứng minh được rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư đến từ Singapore –  một trong bốn “con rồng châu Á”.

Cụ thể, theo như thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp, trong năm 2022, Singapore là quốc gia đầu tư vào Việt Nam với số vốn là 6,46 tỉ USD, chiếm 23,3% tổng vốn FDI của Việt Nam trong năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số vốn FDI đến từ Singapore là 767,6 triệu USD, chiếm 64% tổng số vốn đăng kí cấp mới. Nhà đầu tư Singapore đầu tư vào thị trường Việt Nam rất đa dạng trong các lĩnh vực: từ những thị trường truyền thống như bất động sản, nhà hàng khách sạn cho tới những lĩnh vực mới mẻ, có tiềm năng như công nghệ, điện tử,…Dưới đây, Siglaw xin giới thiệu một số nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam tới từ quốc đảo Singapore.

Top 04 công ty có vốn đầu tư Singapore lớn nhất tại Việt Nam

Các công ty có vốn đầu tư Singapore tại Việt Nam
Các công ty có vốn đầu tư Singapore tại Việt Nam

CapitalLand Group

CapitalLand Group (Capital Land) là một trong những tập đoàn bất động sản đa dạng lớn nhất châu Á với trụ sở chính tại Singapore. CapitalLand sở hữu danh mục mở rộng đa dạng bao gồm các dự án phức hợp, khu bán lẻ, khu phức hợp văn phòng thương mại, dịch vụ lưu trú, khu dân cư và nhà ở, khu thương mại, khu công nghiệp,…Tính đến ngày 30/6/2023, CapitalLand đã đầu tư 20,9 tỉ USS vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Việt Nam – một trong những thị trường trọng điểm của CapitalLand sở hữu những danh mục dự án nhà ở ngày càng tăng trưởng tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, CapitalLand cũng là chủ đầu tư của The Oxygen – khu phức hợp mua sắm ba tầng, khu văn phòng hiện đại toạ lạc tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. 

Với những dự án chất lượng tại Việt Nam, CapitalLand Development đã đạt được một số giải thưởng uy tín bao gồm giải thưởng Bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương, giải thưởng Bất động sản Châu Á PropertyGuru, giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru và giải thưởng Rồng Vàng.

IN Hospitality

IN Hospitality là công ty quản lý, vận hành các thương hiệu của Nova F&B. Thông qua VinaCapital, nhà đầu tư Singapore đã thực hiện M&A đối với thương hiệu Nova F&B. Tuy giá trị của thương vụ M&A không được tiết lộ, nhưng đối với những thương hiệu mà Nova F&B đang nắm giữ, cho thấy rằng nhà đầu tư đã bỏ ra số tiền không hề nhỏ để có được quyền quản lý các thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng, cafe của Nova F&B.

Các thương hiệu nổi tiếng của Nova F&B gồm: nhà hàng Jade Palace, chuỗi cửa hàng cà phê PhinDeli, thương hiệu Saigon Casa Cafe,…

Shopee Việt Nam

Ra mắt vào năm 2015, Shopee không ngừng tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng do đó, không khó hiểu khi Shopee luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng về thương mại điện tử tại Việt Nam so với các đối thủ khác và trở thành ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến tại Việt Nam. Để đạt được thành tựu đó, các nhà đầu tư Singapore không ngừng “rót” vào thị trường Việt Nam một số vốn khổng lồ, cụ thể, năm 2016, Shopee Việt Nam đã được “rót” số vốn là 50 triệu USD, từ đó, số vốn không ngừng được đổ vào thị trường Việt Nam. 

Không những phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử, SEA – công ty mẹ của Shopee Việt Nam – còn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán số với sự ra mắt của ứng dụng Shopee Pay. Đây được đánh giá là thị trường tiềm năng phát triển trong bối cảnh Internet ngày càng thâm nhập sâu vào cuộc sống.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-cong-ty-co-von-dau-tu-singapore-tai-viet-nam.html

Các loại giấy phép cần có đối với công ty vốn Trung Quốc

Trung Quốc không chỉ là một quốc gia có diện tích rộng, dân số đông mà còn là một nền kinh tế lớn, đang phát triển và có xu hướng vươn lên đứng đầu thế giới. Từ lâu, Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hằng năm, Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá qua biên giới thông qua các tuyến vận tải.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư Trung Quốc luôn luôn tìm kiếm các thị trường tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trường và Việt Nam, với lợi thế địa lý, nhân lực thì luôn là ưu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, số lượng các nhà đầu tư Trung Quốc hiện diện tại thị trường Việt Nam hằng năm là rất lớn. Để quản lý chặt chẽ, kiểm soát dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã đưa ra một số yêu cầu về các loại giấy phép khi nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam. 

3 Loại giấy phép cần thiết đối với công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Các loại giấy phép cần có đối với công ty vốn Trung Quốc
Các loại giấy phép cần có đối với công ty vốn Trung Quốc

Giấy phép đăng ký đầu tư

Giấy phép đăng kí đầu tư (hay còn được gọi là giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép đầu tư) là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Giấy phép đầu tư có thể là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận đầy đủ thông tin đăng kí của nhà đầu tư về dự án bao gồm các thông tin: tên dự án đầu tư; nhà đầu tư; mã số dự án đầu tư; các thông tin về địa điểm dự án đầu tư như vị trí, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án; vốn đầu tư bao gồm cả vốn góp và vốn huy động; thời hạn hoạt động và tiến độ dự án đầu tư; các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có); các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). Xin cấp giấy phép đầu tư là điều kiện tiên quyết để thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam.

Thông thường, các nhà đầu tư Trung Quốc thường sẽ đầu tư vào các dự án xây dựng tại Việt Nam, do đó, các thông tin về địa điểm xây dựng, vị trí xây dựng, diện tích đất, tiến độ dự án, nguồn vốn là cực kì quan trọng để nhà nước có thể kiểm soát, thanh tra khi cần thiết.

Về ý nghĩa: giấy phép đầu tư là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư Trung Quốc có thể thành lập công ty tại Việt Nam một cách hợp pháp. Đối với cơ quan nhà nước, giấy phép đầu tư là được cấp để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được dòng vốn từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam và cũng là để quản lý được dự án đầu tư và nắm bắt được tiến độ thực hiện dự án của nhà đầu tư Trung Quốc.

Để xin cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Hộ chiếu (bản sao) đối với nhà đầu tư là cá nhân; giấy chứng nhận thành lập (bản sao) đối với nhà đầu tư là tổ chức nhằm xác nhận tư cách pháp lý;
  • Bản đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung về nhà đầu tư thực hiện, mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư, nguồn vốn và phương pháp huy động vốn, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư nếu thuộc các trường hợp được hưởng ưu đãi và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính; các tài liệu chứng minh năng lực của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư, có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc hợp đồng thuê địa điểm.

Nhà đầu tư Trung Quốc gửi hồ sơ bao gồm các tài liệu trên qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận.

Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh

Giấy phép đăng kí kinh doanh (hay còn được gọi là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh) là loại văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng kí doanh nghiệp mà cơ quan đăng kí kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Ở trên giấy phép đăng kí kinh doanh phải thể hiện các nội dung sau: Mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; tên công ty, doanh nghiệp; vốn điều lệ, vốn đầu tư; thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật, các thông tin về thành viên góp vốn của doanh nghiệp.

Sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư Trung Quốc cần thực hiện xin giấy phép đăng kí kinh doanh tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin giấy phép đăng kí kinh doanh bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu tại thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT; 
  • Điều lệ doanh nghiệp; 
  • Hộ chiếu/CCCD của người đại diện theo pháp luật (bản sao);
  • Giấy phép đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc;
  • Văn bản uỷ quyền cho người được uỷ quyền hoặc tổ chức/cá nhân thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam.

Người được uỷ quyền thành lập công ty có vốn Trung Quốc đem bộ hồ sơ đi nộp tại Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố dự định đặt trụ sở.

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc sẽ đưa ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lí do từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để hợp pháp hoá ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi doanh nghiệp có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, do đó, khi muốn biết ngành, nghề mình định thành lập doanh nghiệp, kinh doanh tại Việt Nam có thuộc danh mục cần xin phép hay không, nhà đầu tư Trung Quốc có thể thực hiện tra cứu tại phụ lục IV Luật Đầu tư để từ đó có thể xác định các loại giấy tờ, thủ tục để xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Trên đây là những loại giấy phép mà nhà đầu tư Trung Quốc cần có khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến việc đầu tư, thành lập doanh nghiệp có vốn Trung Quốc tại Việt Nam hay có nhu cầu xin các loại giấy phép thành lập, hoạt động doanh nghiệp, công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-giay-phep-can-co-doi-voi-cong-ty-von-trung-quoc.html

Thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại VN

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, kinh tế phát triển, hội nhập tri thức toàn cầu, nhu cầu ra nước ngoài học tập ngày càng tăng cao ở các bậc học. Tuy vậy, để lựa chọn một quốc gia sao cho phù hợp với bản thân, định hướng nghề nghiệp tương lai của du học sinh là một lựa chọn khó khăn, cần sự cân nhắc kĩ lưỡng từ phía học sinh và gia đình. Do đó, các công ty tư vấn du học ra đời và phát triển rất nhanh để có thể hỗ trợ các du học sinh và gia đình tìm hiểu, lựa chọn về ngôi trường, quốc gia mà mình sẽ theo học.

Để phát triển công ty của mình, các công ty tư vấn du học nước ngoài luôn tìm cách mở rộng thị trường, đưa học sinh đến các quốc gia hoặc mở rộng các chi nhánh, để tiếp cận thêm nhiều gia đình có ý định đưa con em đi du học. Theo pháp luật Việt Nam, dịch vụ tư vấn du học nước ngoài là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, do đó, không ít các công ty tư vấn du học nước ngoài gặp khó khăn trong việc mở thêm chi nhánh, sau đây, Siglaw xin đưa ra một vài tư vấn trong việc thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam:

Chi nhánh công ty là gì?

Theo khoản 1 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân.

Do đó, điều kiện tiên quyết của việc thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài là công ty đã có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. 

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại VN
Thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại VN

Khi có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài, quý công ty, doanh nghiệp cần gửi thông báo lập chi nhánh đến Phòng đăng kí kinh doanh nơi đặt địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong thông báo phải bao gồm các nội dung như: 

  • Các thông tin về công ty tư vấn du học nước ngoài như: mã số doanh nghiệp; tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Các thông tin về chi nhánh dự định thành lập như: tên chi nhánh, địa chỉ chi nhánh dự định thành lập; nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;
  • Thông tin đăng kí thuế;
  • Họ tên, địa chỉ cư trú, số giấy tờ tuỳ thân của của người đứng đầu chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài;
  • Họ tên, chữ kí của người đại diện theo pháp luật của công ty tư vấn du học nước ngoài.
  • Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biển bản hợp của Hội đồng thành viên (đối với công ty theo hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh), Hội đồng quản trị (đối với công ty theo hình thức công ty cổ phần) hoặc nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty theo hình thức công ty TNHH một thành viên).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, quý doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh tại nơi đặt chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài. Sau 03 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh trong trường hợp hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Tư vấn du học nước ngoài là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, khi thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài, doanh nghiệp cần xin giấy phép tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi chi nhánh kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm điều kiện sau: 

Về lĩnh vực kinh doanh, hoạt động: cả công ty và chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài đều phải đăng kí ngành, nghề “tư vấn du học” trong giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp và chi nhánh công ty.

Về đội ngũ nhân sự: các tư vấn viên du học của chi nhánh cũng phải đáp ứng về trình độ ngoại ngữ bậc 4 và có chứng chỉ tư vấn du học theo đúng quy định pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi để thành lập chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như có bất kì thắc mắc nào. Nếu như có thắc mắc liên quan đến việc thành lập, hoạt động chi nhánh công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết nhất!


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-tu-van-du-hoc-nuoc-ngoai-tai-vn.html

Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài

Thực tế, dù thị trường bất động sản nói chung đang khó khăn, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm tới bất động sản nghỉ dưỡng. Thị trường Việt Nam có các yếu tố dân số trẻ, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội và mở ra tiềm năng phát triển nhiều loại hình bất động sản. Trong đó, phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông. Vậy có những hình thức nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài tại Việt Nam? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Lĩnh vực du lịch vốn nước tại Việt Nam là gì?

Lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân, tổ chức của một quốc gia bỏ vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch qua các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư tại Việt Nam để tiến hành đầu tư vào lĩnh vực du lịch Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế lớn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển tại Việt Nam.

Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài
Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài

Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh:

  • Di sản Việt Nam: Nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long.
  • Danh lam thắng cảnh: Tiềm năng phát triển du lịch không chỉ ở đồng bằng mà miền núi hay trung du nước ta cũng có vô vàn thắng cảnh gây thương nhớ: mùa hoa cải hoa mận Mộc Châu, mùa lúa chín Tây Bắc,…
  • Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam ta rất nổi tiếng trên thế giới, các bạn bè quốc tế đều mê mẩn với các món ăn Việt như: Phở, bánh mỳ, bún bò Huế,…Ngoài ra văn hóa phi vật thể như: quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… cũng rất thu hút khách du lịch.

Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài

Du lịch là ngành dịch vụ đang được chú trọng phát triển tại Việt Nam, do đó, việc đầu tư thành lập công ty du lịch được nhiều nhà đầu tư hướng đến, trong đó có các thương nhân từ nước ngoài. Tuy nhiên, vì dịch vụ du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam cần đáp ứng một số các điều kiện về hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định có bốn hình thức đầu tư như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn nước ngoài bao gồm hai phương thức đó là:

Thành lập công ty du lịch 100% vốn đầu tư nước ngoài

+ Thành lập công ty du lịch giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về lĩnh vực du lịch và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các Điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty du lịch tại Việt Nam

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong lĩnh vực du lịch là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác tại các công ty du lịch tại Việt Nam mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về các hoạt động này.

Thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực du lịch theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-vao-linh-vuc-du-lich-von-nuoc-ngoai.html

Thuận lợi khi đầu tư lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch góp phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt du lịch được đánh giá là một trong 3 ngành kinh mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông không ngừng phát triển đóng góp rất nhiều vào thu nhập của đất nước. Vậy những Thuận lợi khi đầu tư lĩnh vực du lịch tại Việt Nam là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Những thuận lợi khi đầu tư lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Thuận lợi khi đầu tư lĩnh vực du lịch
Thuận lợi khi đầu tư lĩnh vực du lịch

Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam sở hữu 3.260 km bờ biển, 400 bãi tắm lớn nhỏ, hàng ngàn cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa trải rộng khắp cả nước. Đó là những “kho báu” quý giá, hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược như SunGroup, Vingroup, FLC, VinaCapital… tham gia mạnh mẽ vào đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch. Nhiều chuỗi khách sạn hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã được đầu tư tại các điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, TP.HCM, Hạ Long…

Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý cho việc hội nhập quốc tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.

Một số các chính sách pháp luật ưu đãi, khuyến khích đầu tư lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Chính sách về thuế, phí: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất; Giảm tiền thuê đất năm 2020 và năm 2021; Giảm 30% mức thuế suất thuế VAT hoặc giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ: dịch vụ lưu trú; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch… Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Giảm giá bán điện cho cơ sở lưu trú du lịch từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất; Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành; Giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023;

Tình hình chính trị ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị tương đối ổn định. Hầu như không có sự chia rẽ về văn hoá, xung đột sắc tộc, v.v… Điều này giúp đảm bảo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại đây.

Các di sản văn hóa được UNESCO công nhận

Đến nay Việt Nam đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang)

Danh lam thắng cảnh

Tiềm năng phát triển du lịch không chỉ ở đồng bằng mà miền núi hay trung du nước ta cũng có vô vàn thắng cảnh gây thương nhớ: mùa hoa cải hoa mận Mộc Châu, mùa lúa chín Tây Bắc,…

Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Việt Nam ta rất nổi tiếng trên thế giới, các bạn bè quốc tế đều mê mẩn với các món ăn Việt như: Phở, bánh mỳ, bún bò Huế,…Ngoài ra văn hóa phi vật thể như: quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… cũng rất thu hút khách du lịch.

Chính sách, chiến lược phát triển

Chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay đang tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với đầu tư nước ngoài; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển; Rà soát, sửa đổi cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật thiết kế hạ tầng

Các cơ quan có thẩm quyền ngày càng quan tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, đẩy mạnh tiến độ xây dựng những cơ sở hạ tầng như đường cao tốc liên kết cửa khẩu biên giới, dự án sân bay quốc tế, các cơ sở hạ tầng liên quan đến hệ thống điện lực, xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp cao, khu kinh tế mới,…

Nguồn nhân lực có chuyên môn vững chắc

Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ. Chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang không ngừng được nâng cao. Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm 20,92%. Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn có tới 76,9% người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn. Do đó Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Đây là một điểm cộng tạo điều kiện phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài tại Việt Nam;

Lượng khách hàng tiềm năng lớn

Khách hàng tiềm năng có thể được coi là chìa khóa để mở rộng thị phần công ty. Không phải doanh nghiệp du lịch nào khi mới thành lập đều có thể giành được nhiều thị phần trên thị trường mà qua thời gian các doanh nghiệp đã phải sử dụng nhiều cách thức khác nhau để đưa các thông tin, tiếp cận đến khách hàng thì mới có thể giành được nhiều thị phần trong môi trường canh tranh khốc liệt như hiện nay. Đây sẽ là cơ hội ngàn vàng để các doanh nghiệp tăng doanh thu qua đó là chìa khóa mở rộng thị phần công ty.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thuan-loi-khi-dau-tu-linh-vuc-du-lich.html

Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm

Thông thường, khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ phải tuân thủ các điều kiện, trong số đó là lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ. Mục đích của việc này là để cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam quản lý, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư được chặt chẽ hơn, tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực nếu dự án không đi đúng tiến độ.

Ngoài ra, hiện nay, một trong những lý do phổ biến mà các doanh nghiệp không thể giải thể là bởi họ chưa làm Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ theo quy định pháp luật. Vậy để phòng tránh và giải quyết vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về những điều cần biết liên quan tới việc lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ tại Việt Nam cũng như dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp lập Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ của Công ty Luật Siglaw với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

Bối cảnh Việt Nam hiện nay về việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ hàng năm

Trước đây, cơ quan nhà nước không kiểm tra việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá, mà doanh nghiệp tự chủ động thực hiện hoạt động này theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, từ 2023, rất nhiều cơ quan quản lý về đầu tư đã thực hiện sát sao hơn việc Báo cáo giám sát, đánh giá.

Một số nguyên nhân mà doanh nghiệp không thực hiện được thủ tục giải thể hiện nay đó là vì doanh nghiệp chưa thực hiện đủ báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hoạt động đầu tư. Vì vậy, những doanh nghiệp đang chưa thực hiện Báo cáo giám sát, đầu tư cần thực hiện báo cáo lại, hoặc bổ sung báo cáo.

Theo thông tư mới nhất số 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/06/2023, mẫu số 13 Báo cáo giám sát, đánh giá (thời hạn 1 năm) đã được sửa đổi mới nhất, vậy nên, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện Báo cáo theo mẫu mới nêu trên.

Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm
Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm

Chủ thể nào phải nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm

Khoản 18 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định “dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là những dự án không dùng vốn của nhà nước. Nói cách khác là những dự án tư nhân, không sử dụng vốn nhà nước (như vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước,…).

Ngoài ra, theo Điều 100 Nghị định 29, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn khác sẽ phải lập Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ (thời hạn 06 tháng và 1 năm) cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương. Vậy, những nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư không phải từ vốn của Nhà nước sẽ phải thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

– Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi dự án đầu tư được thực hiện

– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (nếu doanh nghiệp đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế)

– Cơ quan đứng đầu việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương như là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự án được thực hiện hoặc nơi công ty đặt trụ sở.

Thời hạn lập và nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm

Theo khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, thời hạn mà doanh nghiệp phải nộp báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 01 năm là trước ngày 10/02 của năm sau đó.

Ví dụ: Báo cáo giám sát, đánh giá từ ngày 01/01/2022 đến ngày 01/01/2023, thì sẽ phải nộp báo cáo 01 năm trước ngày 10/02/2024.

Mức phạt nếu không nộp Báo cáo đánh giá, giám sát định kỳ hàng năm

Theo quy định, việc nộp Báo cáo là nghĩa vụ của doanh nghiệp, vì thế nếu không nộp hoặc nộp muộn, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính. Mức phạt tiền là từ khoảng 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng theo Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục với trường hợp chưa hoặc không nộp báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, với những trường hợp chưa hoặc không nộp Báo cáo định kỳ, biện pháp khắc phục sẽ là chủ động nộp bổ sung hoặc buộc thực hiện nộp bổ sung Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/bao-cao-giam-sat-danh-gia-dau-tu-hang-nam.html

Giải pháp thu hút vốn FDI

Việt Nam đã có hành trình thu hút vốn FDI (Foreign Direct Investment – nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) hơn ba thập kỷ với nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới và xu thế hội nhập kinh tế mới, Việt Nam cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn FDI. Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw tìm hiểu về các giải pháp thu hút vốn FDI nhé.

Thực trạng vấn đề thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây

Vốn FDI là một nguồn vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia tiếp cận nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư với quốc gia đó, đồng thời, mở rộng thị trường của các tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia.

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư, việc thu hút vốn FDI còn mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư như: tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế quốc gia hội nhập với nên kinh tế toàn cầu, tiếp nhận kỹ thuật, dây truyền công nghệ tiên tiến trên thế giới, đồng thời không để lại các gánh nặng về nợ cho Chính phủ quốc gia tiếp nhận như một số hình thức đầu tư nước ngoài khác.

Trong tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước của Việt Nam, việc huy động FDI là một vấn đề quan trọng và đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển và đạt được những thành công nhất định.

Năm 2020, tại Việt Nam có hơn 33.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký là 384 tỷ USD. Trong tháng 8 năm 2021 trở đi, nước ta đã thu hút được gần 2,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới có dấu hiệu giảm sút nhưng bốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đã tăng mạnh so với cùng kỳ. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đầu tư vào 18 ngành trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. 

Mặc dù đã có những thành công đáng kể và thấy được nhiều dấu hiệu phát triển khả quan trong tương lai, Chính phủ Việt Nam vẫn cần có những giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

Giải pháp thu hút vốn FDI hiện nay

Giải pháp thu hút vốn FDI

Chính phủ cùng với các doanh nghiệp cần nỗ lực không ngừng nghỉ để đưa ra những giải pháp phù hợp để thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể:

Hoàn thiện các chính sách về thu hút vốn FDI đồng thời thực hiện các cam kết hội nhập

Để thực hiện được giải pháp này, Chính phủ cần đưa ra các chính sách, quy định pháp luật nhằm hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn FDI. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các quy định ưu đãi đầu tư và một số quy định khác.

Đồng thời, các chính sách thu hút nên đi theo hướng tìm kiếm các dự án, đối tác phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững và tập trung thu hút dòng vốn FDI xanh để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện được đầy đủ các cam kết quốc tế. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm duy trì môi trường đầu tư kinh doanh ổn định và bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đầu tư vốn FDI.

Kiểm tra, thống kê về các vấn đề liên quan đất cho thuê để thực hiện dự án FDI

Việt Nam có lợi thế về đất đai để thu hút nguồn vốn FDI nhưng dường như chưa vận dụng được hết tiềm năng đó. Vì vậy, cần thống kê các diện tích đất chưa sử dụng và chỉ đạo các địa phương dành đủ đất cho các dự án lớn, cân đối giá thuê sao cho phù hợp với nhu cầu cầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc cho thuê đất không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân quanh vùng.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giai-phap-thu-hut-von-fdi.html

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...