Trung Quốc không chỉ là một quốc gia có diện tích rộng, dân số đông mà còn là một nền kinh tế lớn, đang phát triển và có xu hướng vươn lên đứng đầu thế giới. Từ lâu, Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hằng năm, Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá qua biên giới thông qua các tuyến vận tải.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, các nhà đầu tư Trung Quốc luôn luôn tìm kiếm các thị trường tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trường và Việt Nam, với lợi thế địa lý, nhân lực thì luôn là ưu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, số lượng các nhà đầu tư Trung Quốc hiện diện tại thị trường Việt Nam hằng năm là rất lớn. Để quản lý chặt chẽ, kiểm soát dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã đưa ra một số yêu cầu về các loại giấy phép khi nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam.
3 Loại giấy phép cần thiết đối với công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam
Giấy phép đăng ký đầu tư
Giấy phép đăng kí đầu tư (hay còn được gọi là giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép đầu tư) là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Giấy phép đầu tư có thể là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận đầy đủ thông tin đăng kí của nhà đầu tư về dự án bao gồm các thông tin: tên dự án đầu tư; nhà đầu tư; mã số dự án đầu tư; các thông tin về địa điểm dự án đầu tư như vị trí, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án; vốn đầu tư bao gồm cả vốn góp và vốn huy động; thời hạn hoạt động và tiến độ dự án đầu tư; các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có); các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). Xin cấp giấy phép đầu tư là điều kiện tiên quyết để thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam.
Thông thường, các nhà đầu tư Trung Quốc thường sẽ đầu tư vào các dự án xây dựng tại Việt Nam, do đó, các thông tin về địa điểm xây dựng, vị trí xây dựng, diện tích đất, tiến độ dự án, nguồn vốn là cực kì quan trọng để nhà nước có thể kiểm soát, thanh tra khi cần thiết.
Về ý nghĩa: giấy phép đầu tư là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư Trung Quốc có thể thành lập công ty tại Việt Nam một cách hợp pháp. Đối với cơ quan nhà nước, giấy phép đầu tư là được cấp để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được dòng vốn từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam và cũng là để quản lý được dự án đầu tư và nắm bắt được tiến độ thực hiện dự án của nhà đầu tư Trung Quốc.
Để xin cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu (bản sao) đối với nhà đầu tư là cá nhân; giấy chứng nhận thành lập (bản sao) đối với nhà đầu tư là tổ chức nhằm xác nhận tư cách pháp lý;
- Bản đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung về nhà đầu tư thực hiện, mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư, nguồn vốn và phương pháp huy động vốn, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư nếu thuộc các trường hợp được hưởng ưu đãi và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính; các tài liệu chứng minh năng lực của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư, có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc hợp đồng thuê địa điểm.
Nhà đầu tư Trung Quốc gửi hồ sơ bao gồm các tài liệu trên qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận.
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Giấy phép đăng kí kinh doanh (hay còn được gọi là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh) là loại văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng kí doanh nghiệp mà cơ quan đăng kí kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Ở trên giấy phép đăng kí kinh doanh phải thể hiện các nội dung sau: Mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; tên công ty, doanh nghiệp; vốn điều lệ, vốn đầu tư; thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật, các thông tin về thành viên góp vốn của doanh nghiệp.
Sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư Trung Quốc cần thực hiện xin giấy phép đăng kí kinh doanh tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin giấy phép đăng kí kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu tại thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Hộ chiếu/CCCD của người đại diện theo pháp luật (bản sao);
- Giấy phép đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc;
- Văn bản uỷ quyền cho người được uỷ quyền hoặc tổ chức/cá nhân thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam.
Người được uỷ quyền thành lập công ty có vốn Trung Quốc đem bộ hồ sơ đi nộp tại Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố dự định đặt trụ sở.
Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc sẽ đưa ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lí do từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để hợp pháp hoá ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi doanh nghiệp có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, do đó, khi muốn biết ngành, nghề mình định thành lập doanh nghiệp, kinh doanh tại Việt Nam có thuộc danh mục cần xin phép hay không, nhà đầu tư Trung Quốc có thể thực hiện tra cứu tại phụ lục IV Luật Đầu tư để từ đó có thể xác định các loại giấy tờ, thủ tục để xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Trên đây là những loại giấy phép mà nhà đầu tư Trung Quốc cần có khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến việc đầu tư, thành lập doanh nghiệp có vốn Trung Quốc tại Việt Nam hay có nhu cầu xin các loại giấy phép thành lập, hoạt động doanh nghiệp, công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-giay-phep-can-co-doi-voi-cong-ty-von-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét